Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.
Châu phi có khí hậu nóng,khô nhất thế giới vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao và lục địa hình khối,kích thước lớn,bờ biển ít bị cắt sẻ nên ảnh hưởng của biển ko sâu vào đất liền đồng thời được bao bọc bởi các dãy núi cao đồ sộ ngăn cản hơi nước từ biển thổi vào.
Câu3 ô nhiễm ko khí
Nguyên nhân Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp,giao thông,chất đốt sinh hoạt,bão cát,cháy rừng .Hậu quả Mưa a xít ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp,hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu biến đổi,băng ở 2 cực tan chảy ,mực nước đại dương dâng cao
Câu 1: Đặc điểm khí hậu
-Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh)
Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).
Câu 2:
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo:
+ Hộ gia đình
+ Trang trại
- Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn kiểu công nghiệp
- Chuyên môn hóa sản xuất cao, vận dụng nhiều khoa học kĩ thuật: tưới tiêu, nhà kính, tuyển chọn giống cây trồng,.. thích nghi với thời tiết, khí hậu.
Câu 3:
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Đô thị hóa ở mức độ cao
+ Hơn 75% số dân thành thị
+ Các đô thị phát triển có quy hoạch ( nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình kiến trúc được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học )
+ Lối sống thành thị đã trở nên phổ biến.
- Các vấn đề nảy sinh:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường
+ Ùn tắc giao thông
+ Thiếu việc làm, nhà ở, nước sạch
+ Diện tích đất canh tác bị thu hẹp
- Biện pháp:
+ Quy hoạch lại các đô thị theo hướng phi tập trung
+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
+ Chuyển các hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn
a)
- Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: Lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn. (0,5 điểm)
- So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
+ Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10°C), mùa hạ rất nóng (trên 36°C). (0,75 điểm)
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt nằm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20°C) và mùa đông rất lanh (đến -24°C). (0,75 điểm)
b)
Các đặc điểm của thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:
- Tự hạn chế sự mất nước. (0,5 điểm)
- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (0,5 điểm)
1,đặc điểm công nghiệp đới ôn hòa:
-hiện đại,trang bị nhiều máy móc,thiết bị tiên tiến
-công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản,nhieu rung(dong bac hoa ki,ca-na-da,..)
-công nghiệp chế biến:nổi bật và đa dạng,từ các ngành nghề truyền thống như luyện kim,có khi,hóa chất...đến các ngành hiện đại,đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao như điện tử,..
-hoạt động công nghiệp ngày nay chiếm 3/4 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới
thực vật:
+ vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y..
động vật:
+Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...),
+lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...).
+các loài này thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.
+một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng
+ số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông
+sinh vật phù du phát triển là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
TK:
1.
*Về vị trí:
- Đới ôn hòa:
+ Khoảng ở hai chí tuyến đến vòng cực của hai bán cầu
- Hoang mạc:
+ Nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa địa lục Á-Âu
- Đới lạnh:
+ Khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Vùng núi:
+ Ảnh hưởng bởi yếu tố độ cao
*Về khí hậu:
- Đới ôn hòa:
+ Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng
- Hoang mạc:
+ Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.
+ Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.
- Đới lạnh:
+ Lạnh lẽo, khắc nhiệt
+ Vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt
+ Mùa đông rất dài, rất lạnh, có bão tuyết dữ dội
- Vùng núi:
+ Khí hậu thay đổi theo độ cao và sườn núi
2.Hoang mạc phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang
3.Ngoài ra còn có tác nhân khiến sự hình thành quá trình sạt lở như địa hình và độ dốc sườn, thành phần đá gốc và vỏ phong hóa, lượng mưa, độ che phủ rừng và thảm thực vật… ở khu vực xảy ra trượt đất.
4.Lượng khí thải ở đới ôn hòa tăng dần qua các năm.
Có sự gia tăng đó là vì:
- Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông.
- Vụ nổ hạt nhân.
- Các hiện tượng tự nhiên: cháy rừng, núi lửa.
- Rác thải sinh hoạT
1,*HOANG MẠC:
Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
*VÙNG NÚI:
Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.
*ĐỚI LẠNH:
Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.
*ÔN HÒA:
- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.
Câu 1:
HOANG MẠC:
Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
*VÙNG NÚI:
Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.
*ĐỚI LẠNH:
Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.
*ÔN HÒA:
- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.
Câu 4 sự thích nghi của động thực vật ở hoang mạc: Thực vật cằn cỗi, thưa thớt ,động vật rất hiếm.Thực động vật tự hạn chế sự mất nước ,tăng cường và dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
Câu 4 Sự thích nghi của động, thực vật ởđới lạnh: thực vật thấp lùn, chỉ phát triển được vào mùa mưa . Động vật có lớp mỡ , lông dày, long ko thấm nước .Một số đi ngủ đông hoặc di cư để tránh đông lạnh