Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
chúc bạn học tốt
nhớ tích cho mk nha
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
~hok tốt my friend ~
Tham khảo:
Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.
Bài làm
*Mở bài:
- Giới thiệu về cảnh biển mình cần tả.
- Vì sao lại tả cảnh biển?
*Thân bài:
- Nêu thời gian khi đi biển. ( Vào mùa hè hay hết học kì I bố mẹ cho em đi biển,... )
- Bạn thích nhất cảnh biển vào buổi nào? ( Bạn đnag viết cảnh biển buổi sáng nên hãy lấy cảnh là buổi sáng nha )
- Vì sao thích cảnh biển vào buổi đó?
- Mọi người ở bãi biển đã làm gì, và họ làm việc đó như thế nào?
- Bạn đã làm gì trên bãi biển?
- Mọi người dưới biển đã làm gì?
- Bạn đã làm gì ở dưới biển?
- Bạn cảm thấy như thế làm khi làm những việc đó?
- Mọi người ở biển cảm thấy như thế nào?
- Nêu tình cảm của bạn với biển vào buổi sáng.
*Kết bài:
- Nêu tình cảm với biển. Và vì sao lại thích biển nhất vào buổi sáng?
- Bạn sẽ đến với biển lần nữa chứ? ( Hứa hẹn )
~ Nếu k hiểu hoặc k tìm ra câu để làm cứ liên hệ với mik ~
# Học tốt #
Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng
I. Mở bài
Giới thiệu chung về quanh cảnh biển trong một buổi sáng em tận mắt chứng kiến.
II. Thân bài
1. Không gian, thời gian
- Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển.
- Mỗi buổi sáng khi mặt trời chưa ló dạng em cùng gia đình dậy thật sớm đi tập thể dục, chạy thật nhanh ra biển để ngắm bình minh.
2. Quanh cảnh biển
- Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lát đát vài ngôi sao đang tỏa sáng.
- Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển.
- Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
- Nhìn xa xa chân trời biển thật đẹp như một dải lụa đầy màu sắc.
- Cảnh vật dần ló dạng, cảnh bình minh lỗng lẫy và hùng vĩ.
- Mặt trời lên cao, mặt biển lấp lánh, li ti nhìn thật đẹp.
- Mặt biển như khoác chiếc áo vàng óng ánh.
- Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
- Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.
3. Hoạt động của con người
- Từng đoàn thuyền đang tấp nập về bến sau chuyến đánh cá dài ngày.
- Xuất hiện nhiều hơn hoạt động con người như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ.
- Khung cảnh trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn.
- Cảnh bình minh như đánh thức mọi vật, con người để bắt đầu một ngày mới.
III. Kết bài: Nêu lên cảm nhận vẻ đẹp vùng biển.
- Khung cảnh vùng biển khi bắt đầu một ngày mới lộng lẫy và hùng vĩ.
- Em yêu vùng biển quê hương, cảnh sắc và con người nơi này
chúc bạn học tốt
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng ồm ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Trong khu vườn trường rộng lớn bao la có biết bao loài hoa đang khoe sắc thắm chỉ độc nhất có một bông hoa trắng đang tỏa ngát hương. Hoa thật bé, dường như nó chỉ bằng một chiếc cúc áo với màu trắng muốt như tuyết, đó là cái màu mà tuổi học trò chúng em hay nhắc đến. Hoa nhỏ ấy có tên là “Dạ Lý Hương”. Cái tên ấy, thật dễ thương làm sao ấy. Với cái mùi hương thật ngọt ngào. Dạ Lý Hương đã mời gọi biết bao chú bướm đủ màu sắc làm các chú bướm ấy phải thốt lên:
Ô, chị Dạ Lý Hương, tại sao chị luôn luôn tỏa hương ngào ngạt thế?
Dạ Lý Hương chỉ biết tươi cười:
Đó là trời cho chị cái mùi hương ấy, cái mùi hương ấy, cái mùi hương mà nhiều người mơ ước. Nhất là các cô bé vẫn thường đặt loài hoa của chị vào trang giấy trắng của tuổi học trò.
Lúc nào, Dạ Lý Hương cũng nở rộ, hương thơm tỏa ngát bầu không gian làm mây dường như dừng lại để tận hưởng mùi thơm dịu dàng ấy của Dạ Lý Hương.