Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(\text{#ID07 Grey.DN}\)
Câu 1:
- Các loài cây có lá bị biến đổi như cây xương rồng, bộ phận thực hiện quá trình quang hợp cho cây là các bộ phận như thân, cành có chứa chất diệp lục sẽ thực hiện quá trình quang hợp cho cây.
Câu 2 - câu này là câu thực hành nên bạn có thể xem trong sgk nha :v
Câu 3:
- Trên thực tế, nhu cầu về lượng ánh sáng của từng loại cây khác nhau. Có những loại cây cần ánh sáng mạnh thì cần được ở ngoài môi trường nhận nhiều ánh sáng, cũng có loại cây không có nhu cầu về lượng ánh sáng. Những loại cây được trồng ở trong nhà thường là những loại cây ưa bóng tối, vì vậy chúng không có nhu cầu về ánh sáng để thực hiện các quá trình trao đổi.
- Khi trồng cây ở trong phòng khách, cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 khiến phòng khách sẽ trở nên thông thoáng, thoải mái hơn.
- Một số tác dụng của việc trồng cây trong phòng khách:
+) Lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại và chất bức xạ từ các thiết bị điện tử,...
Câu 4:
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:
`+)` Nước
`+)` Nồng độ Oxygen
`+)` Nồng độ Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ
Câu 5:
- Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp:
`+)` Ánh sáng
`+)` Nước
`+)` Carbon dioxide (CO2)
`+)` Nhiệt độ.
Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
1. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Bình thuỷ tinh 500 mL, bông gòn, dây kim loại, nến, nhiệt kế có vạch chia độ, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, xoong, bếp đun.
Hoá chất: Nước vôi trong, nước cất.
Mẫu vật: 400 g hạt (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô, ...), mùn cưa hoặc xơ dừa.
CHÚ Ý
1. Nếu không có mùn cưa hoặc thùng xốp, có thể dùng bình giữ nhiệt thay cho các bình thuỷ tinh để hạn chế sự thất thoát nhiệt ra môi trường.
2. Cẩn thận khi thực hiện thao tác cắm nhiệt kế vào bình thuỷ tinh.
2. CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào
Bước 1:
+ Ngâm 100 g hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 °C) từ 4 - 12 giờ (tuỳ loại hạt), vớt ra để nguội, sau đó cho vào bình thuỷ tinh A.
+ Luộc chín 100g hạt, để nguội, sau đó cho hạt đã luộc vào bình thuỷ tinh B.
Bước 2: Đặt vào mỗi bình một nhiệt kế, dùng bông gòn ẩm đặt vào miệng bình để cố định nhiệt kế.
Bước 3: Tiếp tục cho hai bình thuỷ tinh này vào hai hộp nhựa (hoặc thùng xốp) chứa mùn cưa và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế sau khoảng 4 – 6 giờ.
Bước 4: Quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hoá năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mầm.
- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là tạo ra điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá (phần lá được bịt băng giấy đen sẽ không nhận được ánh sáng còn phần lá không được bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng như bình thường).
- Mục đích cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy là để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.
- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen. Có thể nhận định được điều này vì dựa vào phản ứng màu xanh tím đặc trưng của tinh bột với iodine (phần lá không bịt băng giấy đen có phản ứng màu xanh tím với iodine, phần lá bịt băng giấy đen không có phản ứng màu xanh tím với iodine).
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau về điều kiện chiếu sáng:
+ Cốc A không được chiếu ánh sáng.
+ Cốc B được chiếu ánh sáng.
- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc B được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Tàn đóm đỏ khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy trở lại. Do đó: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng tàn đóm bùng cháy; còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đóm bùng cháy.
a:
Tiêu chí so sánh | Quang hợp | Hô hấp tế bào |
Bào quan | Lục lạp | Ti thể |
Yếu tố tham gia | năng lượng ánh sáng nước co2 | O2,C6H12O6 |
Sản phẩm tạo thành | O2,C6H12O6 | nước co2 năng lượng |
Sự chuyển hóa vật chất | vô cơ =>Hữu cơ | Hữu cơ =>vô cơ |
Sự chuyển hóa năng lượng | ánh sáng =>tích lũy trong hợp chất hữu cơ | năng lượng khó sử dụng tích lũy =>Năng lượng dễ sử dụng dưới dạng ATP |
PTTQ | \(CO_2+H_2O\rightarrow C_6H_{12}O_6+O_2\) | \(C_6H_{12}O_6+O_2\rightarrow CO_2+H_2O+ATP\) |
b: vừa là sản phẩm của quang hợp, vừa là nguyên liệu của quá trình hô hấp
=>Là tiền đề của hô hấp tế bào
Từ bảng trên ta thấy hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp của hạt: Khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp của hạt sẽ tăng lên rất nhanh.