K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

Ở câu thứ 2, đang nói về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương sao lại hỏi nhà thơ Thanh Hải ước nguyện gì ??!

10 tháng 8 2020

Hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.

+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

5 tháng 6 2019

Khi còn nhỏ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được dạy về lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là gì? Thực ra trong thực tế không từ nào có thể diễn tả được lòng biết ơn bởi lẽ lòng biết ơn nó được thể hiện bằng chính hành động của mỗi cá nhân đối với một ai đó. Trong ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nói về lòng biết ơn như :” Uống nước nhớ nguồn”, “ Tôn sư trọng đạo”,....Câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên rất chân thành và sâu sắc:’’ Khi ta hưởng thụ một thành quả nào đó thì ta cũng phải ghi nhớ và biết ơn những người tạo ra thành quả đó”. Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,nhân dân ta đã tổ chức các ngày lễ lớn để tưởng nhớ và biết ơn những người đã có công với đất nước như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày tưởng nhớ những người có công với cách mạng.. Hoặc tiếp tục tu sửa, xây dựng các khu di tích lịch sử, các viện bảo tàng để đẻ bảo tồn những di sản văn hóa, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ , đồng thời Đảng và nhà nước ta cũng có những chính sách ưu đãi đối với những gia đình có công với cách mạng, đã ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc. vforum.vn Lòng biết ơn nó còn được thể hiện bằng chính những hành động nhỏ nhất như giúp đỡ bố mẹ rửa bát, quét nhà, hay cũng đơn giản là nói những lời yêu thương đối với những người thân trong gia đình...Lòng biết ơn đã xoa dịu đi bao mất mát đau thương do chiến tranh để lại, nó đã giữ lại bao nét đẹp văn hóa của dân tộc, nó giúp cho mỗi chúng ta trở thành những con người lương thiện, nhờ nó mà cũng giúp cho chúng ta tự hào về nước Việt Nam. Lòng biết ơn đáng quý vậy mà ngày nay có những người đã nỡ quên chính cội nguồn của dân tộc, quên đi chính những người đã sinh thành ra bản thân mình để chạy theo cuộc sống lai căng, học đòi theo xã hội phương Tây nhưng lại không biết biến nó thành cái riêng của mình, đánh mất bản sắc dân tộc, đó là hành động đáng phê phán. Là người con của đại gia đình Việt, chúng em được truyền dạy những phong tục văn hóa tốt đẹp và chúng em tự hào vì điều đó. Tự hào vì hiểu được văn hóa dân tộc để từ đó phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc , biết ơn những người đã trao cho đất nước cả tuổi thanh xuân để gìn giữ độc lập, biết ơn những người sinh thành và dưỡng dục...Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nó không tự nhiên mà có mà nó xuất phát từ chính tâm hồn của mỗi chúng ta.

8 tháng 6 2019

Tham khảo nhé!!!

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

23 tháng 2 2019

Tham khảo:

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương"

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời ‐ Đó là thú vui nghi gia nghi thất. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng "tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp".

Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét. Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà. Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về "mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi".

Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền, dâu thảo, chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu, ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời. Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa "sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ".

Người thiếu phụ tận tụy, hiếu nghĩa ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng. Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng, nuôi con: "Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót". Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng. Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc. Tục ngữ có câu

"Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người ngoan ai chẳng thương yêu mọi bề"

Hay

"Gái có công thì chồng chẳng phụ"

Thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn Dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao

"Thân em như hạt mưa xa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng"

Trong tác phẩm này có được sự sáng tạo tài tình chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt để phê phán xã hội phong kiến và nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội đó thật mong manh. Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố. Thương con: Thương đứa con ra đời chưa biết mặt cha, muốn tạo cho con ý niệm đầu tiên về người cha để nó không cảm thấy thiếu vắng, luôn cảm thấy hình ảnh cha gần gũi bên mình. Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vũ Nương Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn, và giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con. Chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ từ trò chơi này làm tan nát đời nàng, không ngờ một lời nói đùa trong thương nhớ lại trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng..Chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục. Chính vì cái bóng mà nàng đã mất chồng, Đản đã mất mẹ

Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh trở về. Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy. Đã ém nhẹm lại cái chi tiết giật gân ấy. Rồi bùng nén ra ở một vị trí thích hợp đã gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh nổ bùng. "Thú vui nghi gia nghi thất, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. Cái bóng không là một nhân vật nhưng nó lại tham gia đắc lực vào câu chuyện, nó trở thành một chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến câu chuyện hấp dẫn người đọc. Chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội nam quyên đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc.

Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình

Người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Và người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng

Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại ... Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình... Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung, xinh đẹp, hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh!

Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ Nương, khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ, hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Đó là lời nhắn nhủ. Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ: Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.

23 tháng 2 2019
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.

Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người, con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.

Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.

Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.

Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.

Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.

Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.

Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ mẫu 2

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương: Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương"

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách, nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với con người đặc biệt là người phụ nữ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm của người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Phải nói rằng Nguyễn Dữ không có ý định cho Vũ Nương mang đức tính của một phụ nữ yêu nước hay một mỹ nhân nơi gác tía lầu son. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân vốn con kẻ khó có một khát khao bao trùm cả cuộc đời ‐ Đó là thú vui nghi gia nghi thất. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng "tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp".

Càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung thể hiện rõ nét. Trong những ngày đoàn viên ít ỏi, dù Trương Sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng nàng khéo léo cư xử, giữ gìn khuân phép nên gia đình không khi nào phải thất hoà. Khi tiễn chồng đi lính, mong ước lớn nhất của nàng không phải là công danh phú quí mà là khao khát ngày chồng về "mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi".

Những ngày chồng đi xa, nàng thực sự là một người mẹ hiền, dâu thảo, chăm sóc thuốc thang tận tình khi mẹ chồng đau yếu, ma chay tế lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời. Nguyễn Dữ đã đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chính mẹ chồng nàng khiến nó trở nên vô cùng ý nghĩa "sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ".

Người thiếu phụ tận tụy, hiếu nghĩa ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng. Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng, nuôi con: "Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót". Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng. Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc. Tục ngữ có câu

"Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người ngoan ai chẳng thương yêu mọi bề"

Hay

"Gái có công thì chồng chẳng phụ"

Thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn Dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao

"Thân em như hạt mưa xa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng"

Trong tác phẩm này có được sự sáng tạo tài tình chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt để phê phán xã hội phong kiến và nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội đó thật mong manh. Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố. Thương con: Thương đứa con ra đời chưa biết mặt cha, muốn tạo cho con ý niệm đầu tiên về người cha để nó không cảm thấy thiếu vắng, luôn cảm thấy hình ảnh cha gần gũi bên mình. Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vũ Nương Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn, và giải khuây khi sống cô đơn vò võ nuôi con. Chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ từ trò chơi này làm tan nát đời nàng, không ngờ một lời nói đùa trong thương nhớ lại trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng..Chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục. Chính vì cái bóng mà nàng đã mất chồng, Đản đã mất mẹ

Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh trở về. Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy. Đã ém nhẹm lại cái chi tiết giật gân ấy. Rồi bùng nén ra ở một vị trí thích hợp đã gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh nổ bùng. "Thú vui nghi gia nghi thất, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ. Cái bóng không là một nhân vật nhưng nó lại tham gia đắc lực vào câu chuyện, nó trở thành một chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến câu chuyện hấp dẫn người đọc. Chính cách thắt nút và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội nam quyên đầy bất công với phụ nữ càng thêm sâu sắc.

Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đến cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình

Người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp ngoan hiền thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Và người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng

Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác hủ bại ... Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình... Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung, xinh đẹp, hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh!

Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ Nương, khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ, hình ảnh Vũ Nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Đó là lời nhắn nhủ. Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ: Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.

4 tháng 9 2016

.

 

10 tháng 12 2018

Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị "Sa Pa". Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.
Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.

18 tháng 1 2019

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

18 tháng 1 2019

Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi. Người xưa kể lại rằng Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ. Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

uyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú. Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ. Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta. Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại. Bài học về sự kiên trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.