Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình 1:
Em sẽ nói với các bạn ấy rằng cô vừa ốm dậy, vẫn còn mệt, các bạn không nên nói chuyện riêng trong giờ học mà nên tập trung lắng nghe cô giảng bài.
Hình 2:
Em sẽ nói với bạn không nên làm vậy vì đấy là việc làm thiếu tôn trọng thầy giáo. Em sẽ cùng bạn đến chào thầy Hiệu trưởng.
1. Em sẽ khuyên Tân cho dù có là ai đi chăng nữa, gặp ta đều cần phải chào hỏi lễ phép.
2. Em sẽ khuyên bạn không nên nói leo như thế nữa vì như vậy thật không có duyên.
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.
- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).
- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).
- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).
- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).
- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm các cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ. Vì đây là những người đáng tin cậy.
- Khi nhờ giúp đỡ, bạn nhỏ cần nói rõ rằng bạn đang bị lạc người thân, nói rõ cho họ biết tên, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự nói lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung để tìm kiếm người thân vì điều này có thể khiến bạn nhỏ đi lạc thêm và gây khó khăn cho người thân khi tìm bạn.
- Bạn nhỏ cần quan sát xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như các chú nhân viên, bảo vệ, người lớn đi cùng em nhỏ. Sau đó nói lời đề nghị một cách lịch sự với người giúp đỡ, cần nói rõ cho họ biết rằng mình đang bị lạc người thân, tên, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Vì bến xe là địa điểm tập trung rất đông người nên bạn nhỏ tuyệt đối không được đi theo những người lạ mặt nguy hiểm như người say, người có hành vi dụ dỗ, ...
- Sau khi tìm được người thân thì nói lời cảm ơn chân thành đến người đã giúp đỡ mình.
a.
Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an; bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).
b.
- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.
- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.
- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.
- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.
c.
Hình 1:
- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
Hình 2:
- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
- Tình huống 1: Em đồng tình với việc làm của bạn Hải. Hải đã dám nhận lỗi, xin lỗi Lan vì làm gãy ngòi bút chì của Lan và Hải đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách gọt lại ngòi bút chì cho Lan
- Tình huống 2: Em không đồng tình với việc làm của Nga. Nga đã vẽ bậy lên tường nhà làm cho bức tường bị bẩn và xấu đi thế nhưng Nga vẫn không chịu nhận lỗi. Bị mẹ nhắc nhở, bạn Nga cũng không xin lỗi mẹ và vẫn cho rằng việc mình làm không sai
Xin chào thầy / cô và các bạn. Em tên A. Sau đây em xin phép được kể câu chuyện của mình trong một lần nguy hiểm tiếp xúc với người lạ.
Buổi chiều hôm đấy, do có việc bận nên mẹ đã đón em khá muộn. Trong khi em đang đứng đợi mẹ trước cổng trường thì có một cô đi qua, nhận là bạn thân của mẹ em và nói mẹ nhờ cô ấy đón. Em thấy cô ấy rất lạ, không phải một trong những người bạn thân của mẹ mà em từng biết. Em đã từ chối không đi theo nhưng cô cương quyết cầm tay em để kéo lên xe. Thật may lúc này mẹ em đã đến kịp để giúp em thoát khỏi người lạ mặt đó. Sau này, nếu như em gặp lại tình huống như vậy mà mẹ chưa đến kịp, em sẽ nhờ bác bảo vệ trường gọi điện thoại cho mẹ để xác nhận xem đúng đó có phải là bạn thân mà mẹ nhờ đến đón mình hay không.
1. Để tạm vào trong ngăn để đồ, đợi bao giờ có điểm dừng thì xuống xe vứt.
2. Đến bên bạn, nói thầm vào tai bạn có việc cần gặp và ra ngoài nói chuyện.
3. Nhắc nhở bạn nói khẽ lại để không làm ảnh hưởng tới mọi người.
4. Đứng xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy.