Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!
Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.
Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.
Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.
Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.
Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vậ giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!
Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có những ký ức của thời cấp Một, cấp Hai, những thời cùng đi học với bạn bè, những thời "nhất quỷ,nhì ma,thứ ba học trò".... Ôi! Sao cứ mỗi lần nhớ lại là tôi muốn được quay lại những thời gian ấy, sao mà thân thương quá vậy! Nhân ngày 20/11 tôi quay trở lại trường để thăm những người thầy cô năm xưa, thăm lại ngôi trường cấp Một ngày nào tôi vẫn còn vui chơi ở dưới tán bàng năm đó... Tôi về thăm lại cô Lan Anh- người cô mà tôi quý nhất. Mới ngày nào còn nhỏ ở trong bàn tay của cô mà giờ tôi đã lớn thế này. Thời gian trôi nhanh quá, nó không đợi một ai cả. Mọi thứ đều thay đổi theo thời gian... Hình ảnh người cô cầm tay tôi viết từng con chữ đã khắc sâu vào trong lòng tôi như một sự biết ơn vô hạn. Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp nhắc nhở tôi viết từng li từng tý đến giờ tôi vấn còn nhớ mãi. Nét chữ cũng giống như tình yêu thương mà cô đã dành cho tôi. Tuy bây giờ tôi đã là học sinh cấp Hai nhưng tôi vẫn luôn nhớ về cô Lan Anh, nhớ về mái trường thân thương với bao kỉ niệm yêu dấu.
~hok tốt~
#Trang#
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
#Học tốt!!!
Tham khảo!
gia đình là nơi có mọi người mà em luôn yêu quý nhất trên đời. nhưng nếu hỏi người quan trọng hơn cả thì chính là bố em. bố năm nay đã ngoài 60 nhưng vóc dáng và thần thái luôn luôn trẻ, đó cũng là lý do mà em luôn thích ở cạnh bố của mình vì em luôn cảm nhận được sự yêu thương, trở che vô bờ bến. Mặc dù cha rất nghiêm khắc với em, chuyện học hành, cách sống,...nhưng sau tất cả cũng chỉ là vì giúp cho bản thân em trở thành con người tốt. cha không những là người mang đến cho gia đình cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, mà còn gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình, cả những ước mơ của những đứa con. nếu như mẹ tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực gánh cả chuyện lớn trong gia đình. cha luôn là một người cha vĩ đại một người đàn ông tuyệt vời nhất đối với em.
- Căp quan hệ từ: nếu...thì, mặc dù...nhưng, không những...mà còn
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã ; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?
Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.
Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.