K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10

Nam Cao nổi tiếng là một nhà văn tài ba, những sáng tác của ông đều đa số viết về số phận của người nông dân trong xã hội ngày xưa, bức tranh cuộc sống đói nghèo, vất vả và tác phẩm Nghèo cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận, phân tích và đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Nghèo của Nam Cao...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-va-danh-gia-chu-de-va-nhan-vat-trong-truyen-ngan-ngheo-cua-nam-cao

4 tháng 10

Tố Hữu là cây đại thụ trong làng thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Cuộc đời và sự nghiệp ông như gắn liền, hòa quyện với thi ca, mỗi tập thơ ông cho ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy máu lửa của dân tộc. Những tập thơ tiêu biểu có thể kể đến như “Từ ấy”, “Việt Bắc” hay “Máu và Hoa” hay “Gió lộng”, chúng đều viết về cuộc cách mạng và chứa đựng tình yêu của người thi sĩ dành cho quê hương và con người Việt Nam. Trong đó, bài thơ “Tiếng chổi tre” sáng tác năm 1981 trong tập thơ “Gió lộng” mang nhiều giá trị to lớn nhờ vào nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của nó:...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-danh-gia-net-dac-sac-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-bai-tho-tieng-choi-tre

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài viết tham khảo

     “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm độc đáo của Kim Lân khi viết về cuộc sống và con người ở nông thôn. Khi viết về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Có thể nói, đây chính là yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm.

     Là cây bút truyện ngắn vững vàng, Kim Lân viết về người nông dân và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của người vốn là “con đẻ” của đồng ruộng. Những ông Hai, bà cụ Tứ, anh cu Tràng... hiện lên trong tác phẩm hồn hậu chân thực, chất phác và chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng người đọc. Sáng tác ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và sau này được viết lại vào khoản sau hòa bình lập lại (1954) truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, là câu chuyện kể về cuộc sống của những người không có “hộ khẩu” chính thức trên mảnh đất mà mình sinh sống. Trên cái nền lịch sử của nạn đói năm 1945, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong một tình huống độc đáo vừa buồn vừa vui, có hạnh phúc nhưng cũng đầy rẫy những lo toan. Nghệ thuật xây dựng tình huống là việc đặt nhân vật vào trong những ngữ cảnh nhất định, làm môi trường cho nhân vật hoạt động qua đó bộc lộ phẩm chất, cá tính. Trong tác phẩm, Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống anh nông dân nghèo tên Tràng, xấu trai, đang có nguy cơ ế vợ bỗng nhiên lại có vợ, mà lại là nhặt được vợ, là theo không chỉ nhờ một câu hát vu vơ và bốn bát bánh đúc. Tình huống ấy kéo theo hàng loạt các tình huống khác không kém phần lí thú. Tình huống này gây nên sự ngạc nhiên cao độ trong xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng và ngay cả bản thân anh cu Tràng nữa bởi hai lý do: Ai có thể ngờ rằng một người nghèo túng, xấu trai, thậm chí có vẻ hơi ngờ nghệch lại là dân ngụ cư như Tràng, xưa nay con gái không ai thèm để ý, vả lại cũng không có tiền cưới vợ mà nay bỗng dưng lấy được vợ, mà là theo khống hẳn hoi. Hơn nữa, trong một bối cảnh như thời điểm ấy, khi cái đói đang hoành hoành, khắp nơi đều vạ vật những người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ (...) Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” thì một người như Tràng đến nuôi thân còn chẳng lo nổi lại còn mẹ già, nói chi đến chuyện đèo bòng. Bằng ấy cái vô lý và không thể nhưng sự kiện chấn động ấy vẫn cứ diễn ra. Khi Tràng dẫn người đàn bà lạ về nhà, cả xóm ngụ cư đều ngơ ngác không hiểu. Chưa thể nào tin được đó là vợ Tràng họ bắt đầu phỏng đoán:

Ai đấy nhỉ?... Hay là người nhà dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.

- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.

     Hạnh phúc của đồng loại tạm làm người ta quên đi cái đói khổ trong giây lát. “Hình như họ hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Nhưng rồi ngay sau đó lại là nỗi lo lắng. “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.

     Từ đây, Kim Lân kéo người đọc về với tình huống trước đó như một lời lý giải cho việc nhặt được vợ của Tràng, một tình huống cũng thú vị không kém. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ vào câu hát vu vơ khi đẩy xe bò cho đỡ mệt nhọc:

“Muốn ăn cơm trắng với giò này

Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”

     Cái đói khổ làm cho người ta mất hết cả sự xấu hổ và lòng tự trọng. Người đàn bà đã chớp lấy câu nói của Tràng như cái phao cứu sinh cho cuộc đời mình. Lần thứ hai gặp lại thì “xưng xỉa”: “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt”, rồi không ngần ngại ngồi xuống làm một chập hết bốn bát bánh đúc. Thế là nên vợ nên chồng.

     Có thể nói đây là một tình huống hết sức oái oăm, không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo? Thứ tâm trạng đan xen ấy hiện lên trong suy nghĩ đầy mâu thuẫn của những người trong cuộc. Tràng “mới đầu cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi hắn cũng tặc lưỡi. Cảm giác ấy cùng với những tình cảm mới lạ đan xen khiến Tràng giống như một đứa trẻ. Khác với Tràng, bà cụ Tứ là một người từng trải, nhìn thấy con trai về cùng với người đàn bà lạ mặt “lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà hiểu cả tình cảnh bất hạnh của người đàn bà, cũng như tình cảnh khó khăn sắp tới của cả gia đình. Nỗi lo lắng cùng với niềm hy vọng đan xen, “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được?”. Bản thân người đàn bà, sau những phút giây chao chát chỏng lỏn để có được miếng ăn, theo không người ta về nhà, chắc chắn giờ đây cũng suy nghĩ mông lung nhiều lắm. Thị trở về với dáng vẻ ngượng ngùng, bẽn lẽn, e thẹn “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”.

     Đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt, éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật những ý nghĩa sâu sắc của truyện. Không cần đến những lời kết tội to tát câu chuyện thông qua tình huống nụ cười và giọt nước mắt đan xen ấy mà lên án gay gắt bọn phát xít thực dân phong kiến và tay sai đã gây ra nạn đói năm 1945, đẩy con người đến cái chết, dẫn đến những tình huống éo le, cùng cực, làm cho giá trị con người bị rẻ rúng: người ta có thể nhặt được vợ chỉ với bốn bát bánh đúc.

     Tình huống ấy cũng chính là môi trường cho nhân vật bộc lộ đặc điểm tính cách cũng như đời sống tinh thần của mình. Tràng tỏ ra là một anh thanh niên chất phác, hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có đời sống nội tâm có phần hơi đơn giản. Bà cụ Tứ mang trong mình sự từng trải, nghĩ trước sau chu toàn. Tràng “nhặt” được vợ, bà vừa mừng vừa lo. Bà hiểu cái tao đoạn mà bà và những người xung quanh đang phải trải qua, hiểu vị trí của những người dân ngụ cư trong quan niệm của người khác, hiểu được tình thế oái oăm, đèo bòng của con trai mình. Hơn thế nữa, bà cũng hiểu và cảm thông cho hành động theo không của người đàn bà “Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Ngày đầu tiên của cuộc sống mới, cũng chính bà là người gợi ra tương lai tươi sáng, gieo vào trong lòng đôi vợ chồng trẻ niềm hy vọng. Còn ở cô “vợ nhặt” thì tính cách có sự thay đổi đến bất ngờ: từ một người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, chị khác hẳn trong tư cách một người vợ, một người quen, dịu dàng, biết thu vén cho cuộc sống gia đình.

     Thông qua tình huống truyện đặc sắc Kim Lân cũng muốn thể hiện khát vọng của con người có thể chiến thắng hoàn cảnh để sống và có được hạnh phúc. Người lao động, dù trong tình huống bi thảm đến đâu, ngay cả khi gần kề cái chết vẫn khát khao hướng về ánh sáng, tin tưởng ở sự sống và tương lai. Giá trị nhân văn của tác phẩm là ở đó. Cầu chuyện kết thúc với những ánh sáng báo hiệu điều gì đó tốt đẹp hơn đang đến. Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ...” và anh bắt đầu hi vọng: “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này “. Người mẹ già cũng “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường”, cái mặt bủng beo u ám “rạng rỡ hẳn lên”. Và tất nhiên, nhiều nhất phải nói tới sự thay đổi của người “vợ nhặt”, giờ đây đã trong vai trò của một người vợ hiền đảm đang. Hình ảnh đám người đi phá kho thóc cứ gieo vào trong lòng Tràng đầy ám ảnh như dự báo một cuộc cách mạng không sớm thì muộn cũng sẽ tất yếu xảy ra.

     Xây dựng tình huống đặc sắc trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã một lần nữa chứng minh cái tâm, cái tài của mình với tư cách là một nhà văn một đời đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.

     “Vợ nhặt” là một truyện ngắn độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tình huống. Chính điều này đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như tăng tính hấp dẫn trong tác phẩm.

4 tháng 10

 "Giàn bầu trước ngõ" là một truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện xoay quanh một gia đình sống trong một ngôi nhà sang trọng, nhưng lại có một giàn bầu lớn trước cửa nhà. Ban đầu, gia đình rất thích việc trồng và chăm sóc giàn bầu này. Bà nội của nhân vật chính đã trồng giàn bầu từ khi còn ở quê hương, và bà hy vọng rằng việc trồng giàn bầu sẽ giúp giảm nhớ quê hương và truyền thống quê hương cho thế hệ sau. Tuy nhiên, với thời gian, giàn bầu ngày càng mở rộng và trở nên quá lớn, khiến gia đình không thể tiêu thụ hết số lượng quả bầu. Gia đình cảm thấy ngán ngẩm và căng thẳng trước số lượng bầu quá nhiều. Thậm chí, bà nội đã trồng thêm các loại cây khác và làm nhiều loại bánh nhưng chỉ có nhân vật chính là tôi thích ăn. Sự quá tải từ giàn bầu và các hoạt động liên quan đến nó đã tạo ra sự áp lực và căng thẳng trong gia đình. Cuối cùng, gia đình đã quyết định giảm đi giàn bầu trước ngõ. Quyết định này đã mang lại cảm giác nhẹ nhõm và giải tỏa căng thẳng cho gia đình...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/tom-tat-truyen-gian-bau-truoc-ngo-cua-nguyen-ngoc-tu