Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý :
1. Mở bài
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
2. Thân bài
a. Miêu tả bản thân khi đã lớn
* Đối với các bạn nam
- Vóc dáng, ngoại hình:
- Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều
- Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
- Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
- Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
- Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
- Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
- Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
- Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
* Đối với các bạn nữ
- Vóc dáng, ngoại hình:
- Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
- Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
- Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, dịu dàng, nữ tính hơn.
- Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
- Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
- Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
- Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
- Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài "...thấy mình đã khôn lớn"
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
- Mẹ nói với tôi ràng: ''Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
c. Cảm nhận về bản thân mình
Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
3. Kết bài
- Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
Có lẽ mỗi một người đều có một khái niệm trưởng thành của riêng mình. Còn đối với tôi trưởng thành là một điều gì đó lớn lao nhưng lại được thể hiện ngay từ những điều nhỏ bé.
Trước đây, cứ ngỡ rằng chỉ cần cao lớn, khỏe mạnh như các anh, các chị là đã trưởng thành. Nhưng khi bước vào tuổi 21 thì suy nghĩ về sự trưởng thành không còn đơn giản như vậy nữa. Đối với tôi hiện giờ mà nói, trưởng thành không quy định độ tuổi nào cả, có những e chỉ mới cấp 2 đã có những suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành nhưng cũng có những anh chị 30 tuổi rồi vẫn chưa được gọi là trưởng thành. Bởi vì sao các bạn biết không?
Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống.
Trưởng thành là khi nhận ra sự hi sinh của cha mẹ, là biết yêu thương máu mủ của mình; là sự cảm thông với mọi số phận, hay là cả khi nhặt một chiếc lá ngoài đường bỏ vào thùng rác…Trưởng thành đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt như vậy trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn
Các bạn có biết những người trưởng thành khác với trẻ con ở điểm nào không? Đó chính là khi gặp vấp ngã sẽ tự mình đứng lên, chống chọi với mọi sóng gió một cách kiên cường, chấp nhận thực tại và vui vẻ bước tiếp cuộc đời của mình cho dù cuộc sống đầy rẫy chông gai. Ở quê tôi trước đây có anh buôn bán kinh doanh nhưng vì một vài sự cố đã vỡ nợ, anh ấy đã chọn cách kết thúc cuộc đời của mình bỏ mặc gia đình vợ con sau lưng…Lúc đó tôi tự hỏi rằng liệu đấy có phải là trưởng thành mà người lớn hay nói không?
Trưởng thành cứ ngỡ lớn lên là sẽ có. Nhưng sự thật không phải như vậy.Các bạn thấy đấy đất nước hiện nay tệ nạn xã hội nhiều vô kể: nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp… vậy những người đó có được coi là đã trưởng thành không?. Những người người lớn lên chỉ phá hoại xã hội, phá hoại đất nước liệu coi là trưởng thành được không?.
Vậy đấy! đâu có dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng “trưởng thành” không từ chối bất kì một ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng mỗi chúng ta đều cần phải có, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, không ai có thể cứ trẻ con mãi được. Tôi đã đọc được một câu ở trên một trang web nọ rằng “con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cây không ra trái. Trong kinh thánh, chúa Je-su có nói với các môn đệ rằng nếu cây không ra trái, người ta sẽ chặt nó đi, và ném nó vào lửa”.. Hơn bao giờ hết chúng ta đều phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành thật sự.
Tham khảo nha em:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.
II. Thân bài:
Bàn luận về tinh thần lạc quan
1. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
- Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
thamkhao
* Yêu cầu về nội dung: đoạn thơ diễn tả Tình yêu quê hương của tác giả
- Ông sáng tác nhiều về quê hương, luôn nhớ, nặng lòng.
- Ông cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương bằng mọi giác quan:
+ Thị giác cảm nhận từng nét vẽ của quê hương.
+ Thính giác: nghe những âm thanh, nhịp thở của cuộc sống.
+ Vị giác: nghe chất muối lắng trong từng thớ vỏ của thân tàu, vị mặn chát của biển.
Tăng cảm xúc, lắng đọng.
-Nhớ chi tiết, tỉ mỉ từng nét vẽ về quê hương.
- Giọng kể thân gần.
vd câu nghi vấn: Quê hương là gì mà ai đi xa cũng nhớ nó da diết
Bài thơ " Quê hương " của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ hay nói về tình yêu quê hương và sự gắn bó với làng chài vùng biển của tác giả. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một đoạn thơ hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn , vui tươi . Chiến thuyền ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy tươi vui , hứng khởi. Nhà văn đã so sánh " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã " . Chỉ một câu thơ ấy thôi , ta thấy được sự dũng mãnh , mạnh mẽ , nhanh nhẹn của con tàu khi vượt trùng khơi ra biển lớn , cùng với đó là sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển .Với những động tác nhanh nhẹn , dứt khoát , con thuyền nhanh chóng " phăng mái chèo " để mạnh mẽ " vượt trường giang " . Bên cạnh hình ảnh con thuyền , hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”. Cách so sánh ấy rất hay và độc đáo . Tác giả đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng , khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Nó trở thành nơi lưu giữ hồn cốt của quê hương , là tình yêu nghề , yêu làng xóm của những người dân làng biển theo đoàn thuyền ra khơi . Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi . Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh, đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá đã giúp cho người đọc cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi và tình yêu quê hương sâu đậm của người dân chài. Chính điều này đã làm nên cái hay , cái đẹp của tác phẩm và góp phần đem đến thành công cho tác phẩm.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Đi xa quê hương lâu vậy không lẽ nhà thơ k nhớ quê sao ? Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Khổ thơ thứ 3 bài Quê Hương của Tế Hanh miêu tả về khung cảnh nhộn nhịp , tấp nập của người dân làng chài tại bến đỗ .Họ chờ đợi những người thân trở về sau 1 ngày dài lao động an toàn và đem về thành quả là những ghe thuyền đầy cá . Họ biết ơn với biển cả đã cho họ 1 thời tiết thuận lợi cho đánh bắt . Sau chuyến đi những người dân chài trở nên rắn rỏi hơn , họ lại được thêm kinh nghiệm .Chiếc thuyền sau khi trở về cũng trở nên dày dặn . Tất cả họ lao động để mưu sinh ,để cho quê hương thêm phát triển , họ lao động vì quê hương , vì nơi họ đã sinh ra , nơi họ lớn lên . Lao động với họ là 1 niềm vinh dự lớn để đóng góp kinh tế cho quê hương