K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

 

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tình cảm của anh em Thành và Thủy khiến nhiều người phải rơi lệ vì câu chuyện tình cảm xúc động đó. Không chỉ đơn giản là cuộc chia tay mà nó còn đem lại những ý nghĩa bài học sâu sắc cho người khác. Một câu chuyện nói về 2 anh em phải tách rời xa nhau vì bố mẹ phải li thân. Đâu ai hay rằng bên trong câu chuyện ấy là uổn khúc của những ý nghĩa. Trong một gia đình phải biết yêu thương giúp đỡ đùm bọc lấy nhau. Nhà là nơi có mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng ước mơ. Thành là người anh trai yêu thương em gái hết mực. Còn cô em Thủy cũng là một cô em gái dành tình cảm sâu sắc cho người anh. Vậy nên khi rời xa nhau khó mà tách rời, chia lìa được. Có lẽ, nếu tình cảm này còn mãi thì một ngày nào đó tình cảm này sẽ được bố và mẹ nhận ra lỗi lầm và khiến 2 anh em quay về bên nhau. Và đó cũng là những gì tôi hi vọng ở câu chuyện này.

10 tháng 12 2021

Cảm ơn chị nhưng bài này không viết đủ nữa trang giấy thi

2 tháng 4 2022

THAM KHẢO NHA

M.1:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

M.2:

Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

M.3:

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

 

2 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lời quan tâm từ người khác. Những lời quan tâm này có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của những lời quan tâm này. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về giá trị của những lời quan tâm đối với mỗi người.

Đầu tiên, những lời quan tâm có thể giúp chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Điều này giúp cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Nếu chúng ta không nhận được sự quan tâm từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.

Thứ hai, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy được động lực để tiếp tục phấn đấu và cố gắng trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận được những lời động viên và khích lệ từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy được sự động viên và tin tưởng vào khả năng của mình. Điều này giúp cho chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Cuối cùng, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi người khác đưa ra những lời nhận xét và góp ý, chúng ta có thể nhận ra những sai sót và điều chỉnh để trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho chúng ta phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong cuộc sống.

Tóm lại, những lời quan tâm đối với mỗi người có giá trị rất lớn. Chúng giúp cho chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ

31 tháng 12 2021

tk

Môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Và còn là một vấn đề cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó gây ra những hiểm họa khôn lường, hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trên thế giới. Việt Nam chúng ta mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để tìm hướng giải quyết đúng đắn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng pháp luật, thể chế, cam kết, quy định… Ở đây ta chỉ bàn đến môi trường tự nhiên. Hiện trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta do các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một lượng khí cacbonic lớn, khói bụi xe và các loại động cơ khác… đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp… Việt Nam là một trong những nước bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người dân. Số lượng người sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ không lớn, các nguồn nước ao, hồ, sông suối, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm; âm thanh, tiếng ồn tại các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy nổi lên hai nguyên nhân. Trước hết là tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm họa thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ tăng… Thứ hai là do ý thức của con người, không tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy, xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, rác thải công nghiệp; một số cơ sở y tế đã thải ra ra rác thải y tế; một số đô thị đã thải ra rác thải sinh hoạt không phân hủy được…

Để giải quyết được vấn đề này, công tác tuyên truyền giáo dục phải được xem là công việc hàng đầu; làm cho các cấp, các ngành và người dân hiểu và nhiều hơn nữa về các tác hại ô nhiễm và hủy hoại môi trường mà con người là tác nhân gây ra. Gần đây có rất nhiều đơn vị vi phạm Luật Bảo vệ môi trường mang tính chất điển hình như: nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, một số nhà máy ở Khu công nghiệp Bình Dương… Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan tư pháp phải khẩn trương hướng dẫn thi hành pháp luật; thấy vướng ở đâu thì phải trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, giải quyết. Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định về hình thức và mức độ xử lý đối với các cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Đó là phạt tiền và bắt buộc áp dụng biện pháp khắc phục, tạm đình chỉ, di dời đi nơi khác, đình chỉ hoạt động, bồi thường thiệt hại; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp xử lý hình sự.

Tất nhiên, xử lý vi phạm chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục, tạo điều kiện để doanh nghiệp khắc phục bằng các biện pháp như hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ để cơ sở di dời phải cân nhắc vấn đề công ăn việc làm của người lao động, giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Cho nên việc xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Tài nguyên môi trường mà là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để môi trường sống của người Việt Nam không ngừng xanh, sạch, đẹp… Đó là những đòi hỏi cấp bách nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngày 5 tháng 6 hàng năm.

14 tháng 1 2022

Tham khảo:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

14 tháng 1 2022

TK:

Tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng với mỗi người. Tình cảm ấy được hiểu là sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Nhờ tình cảm gia đình mà ta biết yêu thương, trân trọng những người quanh ta và nhìn vào cuộc đời đầy tích cực, lạc quan. Khi được nuôi dưỡng bằng ngọn lửa của tình cảm gia đình, trái tim ta như được sưởi ấm để từ đó thấy yêu quý cuộc đời này. Sự bao dung của cha mẹ, sự tiếp sức của anh chị em, tất cả đã cho ta niềm tin vào tương lai phía trước và hơn thế là mạnh mẽ nhìn cuộc đời. Dầu ta có ngã, có thất bại, thì sau lưng ta vẫn là gia đình luôn yêu thương, sẻ chia, đó là hạnh phúc và cũng là niềm tin cho tất cả chúng ta trong đời. Hãy luôn trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình ấy vì nó giúp ta vượt lên đau thương và sống một đời hạnh phúc, vui tươi. Không trân trọng tình cảm gia đình, bạn mãi chỉ sống trong cô đơn, tuyệt vọng và khổ đau. 

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Nhà trường chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là một điều kì diệu của con người. Thế giới của một đưa trẻ khi chưa đén trường là một thế giới thật đơn giản và thiếu màu sắc. Còn khi đến trường thì thế giới ấy được rộng mở hơn rất nhiều. Con người chúng ta làm quen được nhiều bạn mới, thầy cô mới, có thêm những tri thức cho cuộc sống và đay cũng là cái nôi giupd con người ta trưởng thành hơn.  Bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Từ những điều đơn giản nhất được dạy dỗ mà con người ta có thể khám phá ra bao nhiêu điều kì diệu. Nhà trường chính là ánh sáng soi đường cho con  người tìm ra ánh sáng của sự tuyệt vời. 

1 tháng 10 2021

mong rằng có câu trả lời hữu ích và đúng đề ạ, c.on

21 tháng 12 2021

Em tham khảo: (Lớp 7 mà đã học nghị luận?)

Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. Nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận. Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”. Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.

21 tháng 12 2021

cô bảo làm, khó lắm chứkhocroi