Bác Hồ là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, cùng Nhân dân ta viết nên trang sử vẻ vang, chói lọi, hào hùng của dân tộc. Khi quê hương còn chìm trong bóng đêm bị đô hộ, áp bức bóc lột, chưa tìm được con đường giải phóng cho mình thì Bác đã quyết tâm lên đường bôn ba khắp năm châu, bốn biển, quyết tìm bằng được con đường giải phóng dân tộc khi chỉ với hai bàn tay trắng. Với ý chí sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua bao khó khăn, gian khổ Bác cũng đã tìm được ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam, đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ thực tiễn cuộc sống và trải qua bao gian khổ đấu tranh khốc liệt đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bác đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu với tất cả bạn bè các nước của người dân Việt Nam. Bác là tấm gương mà mỗi người cần phải suốt đời phấn đấu học tập, noi theo và thực hành để tự rèn luyện bản thân mình mỗi ngày tốt hơn.
Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng khi tròn 79 mùa Xuân, nhưng những thành quả cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta vô cùng to lớn, không có gì có thể sánh ví được. Lời kêu gọi của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà trọn cuộc đời Người đã đấu tranh, mong muốn đem lại cho Nhân dân ta.
Những cống hiến trọn đời của Bác cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và những đóng góp to lớn về văn hóa, tư tưởng của Bác đã được quốc tế công nhận, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao và tôn vinh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Cụ Nguyễn Thị Kép
Khi nghĩ về Bác, tôi lại nhớ vào ngày 8/5/1963, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa II, khi Quốc hội muốn trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác Hồ đã từ chối. Bác nói: “…Tôi xin phép Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội… Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất. Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.
Ngày nay, khi đất nước ta đã hòa bình độc lập, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, Nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì chúng ta không thể không biết ơn, không thể không nghĩ tới, không nhớ về công lao trời biển của Bác. Đảng và Nhà nước ta đã làm được những gì Bác hằng mong, đưa đất nước đến thống nhất, giải phóng dân tộc nhưng thế hệ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác đã không còn cơ hội trang trọng trao tận tay Bác chiếc Huân chương Sao vàng cao quý ấy.
Sự hy sinh, tài năng, đạo đức của Bác chính là tài sản tinh thần vô giá không phải chỉ của người dân Việt Nam…
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Bác Hồ là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, cùng Nhân dân ta viết nên trang sử vẻ vang, chói lọi, hào hùng của dân tộc. Khi quê hương còn chìm trong bóng đêm bị đô hộ, áp bức bóc lột, chưa tìm được con đường giải phóng cho mình thì Bác đã quyết tâm lên đường bôn ba khắp năm châu, bốn biển, quyết tìm bằng được con đường giải phóng dân tộc khi chỉ với hai bàn tay trắng. Với ý chí sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua bao khó khăn, gian khổ Bác cũng đã tìm được ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam, đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ thực tiễn cuộc sống và trải qua bao gian khổ đấu tranh khốc liệt đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bác đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu với tất cả bạn bè các nước của người dân Việt Nam. Bác là tấm gương mà mỗi người cần phải suốt đời phấn đấu học tập, noi theo và thực hành để tự rèn luyện bản thân mình mỗi ngày tốt hơn.
Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng khi tròn 79 mùa Xuân, nhưng những thành quả cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta vô cùng to lớn, không có gì có thể sánh ví được. Lời kêu gọi của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà trọn cuộc đời Người đã đấu tranh, mong muốn đem lại cho Nhân dân ta.
Những cống hiến trọn đời của Bác cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và những đóng góp to lớn về văn hóa, tư tưởng của Bác đã được quốc tế công nhận, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao và tôn vinh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Cụ Nguyễn Thị Kép
Khi nghĩ về Bác, tôi lại nhớ vào ngày 8/5/1963, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa II, khi Quốc hội muốn trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác Hồ đã từ chối. Bác nói: “…Tôi xin phép Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội… Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất. Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.
Ngày nay, khi đất nước ta đã hòa bình độc lập, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, Nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì chúng ta không thể không biết ơn, không thể không nghĩ tới, không nhớ về công lao trời biển của Bác. Đảng và Nhà nước ta đã làm được những gì Bác hằng mong, đưa đất nước đến thống nhất, giải phóng dân tộc nhưng thế hệ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác đã không còn cơ hội trang trọng trao tận tay Bác chiếc Huân chương Sao vàng cao quý ấy.
Sự hy sinh, tài năng, đạo đức của Bác chính là tài sản tinh thần vô giá không phải chỉ của người dân Việt Nam…