K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2023

Một số danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng và hình ảnh đặc biệt về thủ đô Hà Nội bao gồm: 1. Hồ Hoàn Kiếm: Hồ nằm giữa trung tâm thành phố, có cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của Hà Nội. 2. Chùa Một Cột: Là một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Chùa này có một ngọn đình duy nhất trên một cây cột đá. 3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Là một ngôi đền văn hóa lịch sử, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Đây là nơi tôn vinh các học giả và nhà văn của Việt Nam. 4. Tháp Rùa: Là một ngọn tháp nằm trên hòn đảo nhân tạo trong Hồ Hoàn Kiếm. Đây là biểu tượng của thành phố và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. 5. Cầu Long Biên: Là một cây cầu sắt nổi tiếng, xây dựng vào thế kỷ thứ 19. Cầu này có kiến trúc độc đáo và là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Trong số này, em ấn tượng nhất với hình ảnh của Hồ Hoàn Kiếm, với cây cầu Thê Húc và ngọn tháp Rùa. Hình ảnh này thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc, tạo nên một không gian yên bình và đẹp mắt giữa lòng thành phố.

28 tháng 8 2023

- Chi tiết ấn tượng: Thiên nhiên tháng Giêng ở Hà Nội.

- Vì: Việt Nam có ba vùng miền và mỗi vùng miền lại có đặc điểm về khí hậu và thời tiết khác nhau trong đó, mùa xuân và khí hậu miền Bắc rất đặc biệt vì nó có đủ 4 màu trong một năm. Vũ Bằng đã miêu tả rất chân thực khung cảnh tháng giêng về với những cảm nhận về sự chuyển giao diệu kỳ của thời tiết và sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với con người nơi đây.

18 tháng 9 2023

Có rất nhiều thông tin thú vị về thành phố Huế, chẳng hạn như đây từng là nơi đặt kinh đô (cố đô) dưới thời nhà Nguyễn nước ta. Tại đây có nhiều lăng mô vị vua nhà Nguyễn và nhiều kiến trúc cổ như đại nội kinh thành Huế, cung An Định,...Là một trong những vùng đất đậm tín ngưỡng thờ cúng thần linh, đậm nét tâm linh. 

Những gì mình biết về thành phố này vì mình đã có gần 2 năm sinh sống, học tập và làm việc tại đây. 

Điều làm mình ấn tượng nhất là đồ ăn ở đây rất rẻ và ngon, Huế được biết đến là nơi có hơn 5000 món ăn. Ẩm thực phong phú là đặc điểm khiến nhiều người muốn quay lại mảnh đất cố đố sau một lần tham quan. Những món ngon, đặc sắc phải kể đến như: bún bò Huế, bún mắm nêm, bún giấm nuốc, bún hến, bún nghệ, bánh canh Nam Phổ, bánh canh chả cua, bánh đúc mật, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh gói, bánh ram ít, bánh khoái, chè cung đình, chè bột lọc heo quay, cháo hến, cháo gạo đỏ,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Chi tiết:

- Máy bay đánh bom, tất cả sắc màu đều biến mất. Lần đầu đứa bé biết đến từ chết chóc.

- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.

- Không có chỗ ngủ, những đứa trẻ đành ngủ trên rơm rạ.

- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.

- Trong trại hè mồ côi, hàng chục đứa bé khóc òa gọi ba mẹ.

- Đứa bé lớp ba trốn trại đi tìm mẹ, đói lả đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi...

- Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn đeo bám nhân vật.

⇒ Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản.

* Hình ảnh gây ấn tượng nhất: Vì đói khát, người ta phải ghết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất Mai-ca vì: Phải chứng kiến cảnh đó là một điều tàn nhẫn, ám ảnh với một đứa trẻ. Qua đó, ta thấy được sự tàn nhẫn khủng khiếp của chiến tranh, không chỉ hủy hoại thể xác mà còn tàn phá tinh thần, đặc biệt là những đứa trẻ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân: con sông hùng vĩ, hoang dã, dữ dội nhưng rất nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

+ Đầu đã điểm hoa râm

+ Râu đã ngả màu

+ Mặt nước ao xuân, kín đáo, êm nhẹ.

→ Nhân vật viên quản ngục được khắc họa là người đàn ông đã có tuổi, mái tóc đã có tóc trắng, râu ngả màu. Khác với những nếp nhăn khi đứng trước phạm nhân thì khi nghỉ ngơi, cơ mặt đã căng ra trở về đúng con người thật của mình. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Ấn tượng về nhân vật quản ngục:

- Đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự đã biến mất hẳn.

- Tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay, “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

23 tháng 12 2022

Tham khảo: 

- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:

– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.

– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.

– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.

– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.

– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.

Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":

- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.

- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.

- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…

* Ý nghĩa tả thực:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.

* Ý nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.

=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.

25 tháng 12 2022

Em cảm ơn ạ.