Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hs hỏi cô:
Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?
Cô giáo:
đương nhiên là ko rồi em.
Hs thở phào:
May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!
Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.
Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.
Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .
Bài dài nha
Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!
Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
a, Quê em ở đâu ?
Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh
b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.
c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .
d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)
Gợi ý làm bài:
• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
• Em thích nhất điều gì?
• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng - bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi "Cửa hàng tạp hóa", chỗ thì ghi "Cửa hàng vải sợi", "Kim khí điện máy", "Tiệm giày da", "Quần áo may sẵn" v.v... Đường xá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những ghế đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.
Thật hạnh phúc! Em được sinh ra và lớn lên trong "chiếc nôi êm" của gia đình, trong vòng tay yêu thương của mẹ, mẹ là người dành cho em nhiều tình cảm nhất.
Mẹ sinh thành ra em, nuôi em khôn lớn. Mẹ lo cho em từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành. Mẹ rất vui khi em chăm ngoan học giỏi. Nhưng khi em ốm đau, mẹ lo lắng rất nhiều, mẹ mong em khỏe mạnh ăn ngon, ngủ khỏe, học hành tấn tới…
Em rất biết ơn mẹ. Em sẽ ra sức học tập để không phụ tình cảm của mẹ dành cho em.
bài làm
gia đình em gồm có : bà , bố , mẹ , em . bà emm là người hiểu em nhất . Bà biết em thích ăn gì , mua cho những món đồ chơi mà em thích , nhưng có mấy khi thì không như vậy . Còn bố cũng không khác bà , bố cho em những món ngon nhất , mua đồ chơi , bánh kem vào ngày sinh nhật , tất cả là do bố , đều là bố làm hết . Mẹ em là người quan trọng trong cuộc sống của em nhất , Mẹ luôn dạy em làm những bài toán khó , mua quà ngày 8/3 . Những ngày sinh nhật , mẹ mua thạch rau câu , kẹo dẻo , hình dán làm quà sin nhật , Còn tình cảm của em đối với mọi người trong nhà thì như sau : em cũng rất ngoan ngoãn , nhiều lúc có 3 cái giấy khen , bố chở đi mua ùa , mẹ thưởng cho đĩa sườn sào . Mọi người trong gia đình rất yêu quý em . Gia đình này thật hạnh phúc , êm đềm . Em rất yêu mọi người trong nhà em .
bài 1
Sáng nay Việt Trinh cũng đi đọc sách đấy à? Ngồi xuống đây với mình một lát, chút nữa thư viện mở cửa, chúng mình cùng vào. À, khi nào rỗi, đến nhà mình chơi! Nhà mình ở gần đây thôi. Ở số nhà 18C, đường Trần Phú, phường 5 đấy! Nghe mình nói, mình có một người bạn mới quen, bạn cùng đọc sách ở thư viện, bạn ấy tên Việt Trinh, vui tính và dễ thương lắm, gia đình mình ai cũng muốn gặp
bạn đấy! Nhà mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai chị em mình. Bố mẹ đều là thầy cô giáo, giảng dạy ở trường Caọ đẳng Sư phạm tỉnh. Chị mình thì đang học đại học năm thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng chị mới về thăm nhà. Cả nhà mình thương nhau lắm. Vui nhất là những lúc chị mình về thăm nhà, mẹ mình thường làm những bữa tiệc nhỏ. Những lúc như thế, cả chị và mình đều xúm vào giúp mẹ. Làm việc vừa vui, lại học được ở mẹ cách làm các món ăn. Thích lắm Trinh a! Chủ nhât tuần tới chị mình về, Việt Trinh đến nhà mình chơi nhé!
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 2 năm 2005
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: – Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Trần Phú.
– Ban Chỉ huy Liên đội.
Em tên là: Bùi Thị Thanh Xuân
Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1997
Học sinh lớp 310 Trường Tiểu học Trần Phú
Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:
– Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.
– Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.
– Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.
Người làm đơn (kí tên)
Bùi Thị Thanh Xuân
Tham khảo nhé:
Bài làm 1
Nhà chị Phương chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay chị học lớp Mười hai trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến bây giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em đi cùng. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa con ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Bài làm 2
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
Bài làm 3
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Bài làm 4
Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp Mười Hai với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: “Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!”. Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một li rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thinh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn “Khăn quàng đỏ” và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "
Cụ thể thì dài lắm !!! (-: