Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò:
+ Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.
+ Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.
+ Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
- Đặc điểm:
+ Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế,...
+ Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyển trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.
+ Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa theo tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.
* Vai trò
- Với phát triển kinh tế
+ Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.
+ Tạo nguồn thu (cả về ngoại tệ) cho đất nước. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Với các lĩnh vực khác
+ Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.
+ Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.
* Đặc điểm
- Du lịch là ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác.
- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dịch bệnh,...
- Khoa học công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng,... của ngành du lịch.
* Vai trò
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với các lĩnh vực khác:
+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.
+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.
- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..
- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
* Vai trò
- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.
- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.
- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.
- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
* Ví dụ
- Ví dụ 1: Nhờ có các tuyến GTVT ở miền núi mà dân cư bắt đầu tập trung đông dọc các tuyến đường, hoạt động động nông nghiệp dần chuyển sang hoạt động buôn bán (dịch vụ được định hình dần),…
- Ví dụ 2: Nhờ có GTVT mà các mặt hàng sản xuất ra được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hay chuyển nguyên liệu từ vùng núi xuống đồng bằng để sản xuất,…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vai trò) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ngành giao thông vận tải:
- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.
+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
- Vai trò:
+ Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, cũng như hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều nước, đem lại giá trị tăng cao, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm:
+ Ngành công nghiệp trẻ, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hóa.
+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố: tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,….
=> Do đây là ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ và tính chính xác cao, bên cạnh đó cần lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn – kĩ thuật tốt.
- Tình hình phát triển:
+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo của con người.
+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông hồ trong tương lai.
- Sự phân bố:
+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ca-na-đa.
+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu); Mê Kông, Dương Tử,.. (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (châu Mỹ).
- Vai trò:
+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.
+ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Đặc điểm:
+ Sản phẩm của ngành rất phong phú, đa dạng.
+ Nguyên liệu chủ yếu từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
+ Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong quá trình chế biến, bảo quản.
- Phân bố: có mặt ở mọi quốc gia nhưng phát triển nhất ở quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào, hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn, đó là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Ô-xtrây-li-a.
* Vai trò
- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, ... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nhờ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.
- Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
* Đặc điểm
- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.
- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là: khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá); khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km), cự li vận chuyển (km).
- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và các đầu mối giao thông).
- Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của ngành giao thông vận tải.