Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án B
Quan sát biểu đồ, theo dõi tốc độ của từng sản phẩm công nghiệp và tìm ra nhận định đúng nhất về tốc độ tăng giữa các sản phẩm.
Tham khảo:
Nhận xét:
- Trong giai đoạn 2010 - 2020, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm
+ Về sản lượng dầu thô khai thác:
▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 698.1 nghìn thùng/ ngày
▪ Từ 2018 - 2020: giảm 923.4 nghìn thùng/ ngày.
+ Về sản lượng dầu thô xuất khẩu:
▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 229.3 nghìn thùng/ ngày
▪ Từ 2018 - 2020: giảm 410.1 nghìn thùng/ ngày.
- Sản lượng khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên của Liên bang Nga trong giai đoạn 2010 - 2020, có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm
+ Về sản lượng khí tự nhiên khai thác:
▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 58.2 triệu m3.
▪ Từ 2018 - 2020: giảm 110.6 triệu m3.
+ Về sản lượng khí tự nhiên xuất khẩu:
▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 40.1 triệu m3.
▪ Từ 2018 - 2020: giảm 10.4 triệu m3.
Tham khảo
- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.
- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.
- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.
- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.
Biểu đồ - Tham khảo:
- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.
- Giải thích:
+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020
- Nhận xét: Cơ cấu GDP của Liên bang Nga có sự thay đổi giữa năm 2000 và năm 2020. Cụ thể:
+ Giảm cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giảm từ 5,8% năm 2000 xuống chỉ còn 4% năm 2020.
+ Giảm tiếp cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng, giảm từ 33,9% năm 2000 xuống 29,9% năm 2020.
+ Tăng cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 49,7% năm 2000 lên 56,1% năm 2020.
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ không đáng kể trong suốt 20 năm, từ 10,6% năm 2000 xuống 10% năm 2020.
- Sản lượng của các sản phẩm công nghiệp đều tăng rất nhanh.
- So với năm 1985, đến năm 2004, than tăng 1,7 lần, điện tăng 5,6 lần, thép tăng 68,2 lần, xi măng tăng 6,6 lần, phân đạm tăng gần 2,2 lần.
+) nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.
- Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.
- Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...).
+) Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc :
- Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (năm 2005 chỉ còn 0,6%), giảm mức tăng dân số, dân số dần tiến tới sự ổn định.
- Gây mất cân bằng về giới, số lượng nam có xu hướng lớn hơn số lượng nữ. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.Tham khảo
- Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:
- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.
+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).
+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.
+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.
+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.
+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.
Đáp án B.
Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- GDP của Nga tăng lên (cả giai đoạn tăng 11,3%) nhưng không ổn định -> Ý A, D đúng.
- Giai đoạn 1998 – 2000 tăng lên, tăng thêm 14,9%.
- Giai đoạn 2000 – 2001 giảm (4,9%) nhưng năm 2000 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (10%) -> C đúng.
- Giai đoạn 2001 – 2003 tăng và tăng thêm 2,2%.
- Giai đoạn 2003 – 2005 giảm và giảm 0,9% -> Ý B sai.
Lời giải chi tiết
* Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng của LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.
+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.
⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.
+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên và liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).
⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách và biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
refer
* Nhận xét:
– Tốc độ tăng trưởng c̠ủa̠ LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.
+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.
⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.
+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên ѵà liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).
⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách ѵà biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định ѵà đi lên.