K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.

- Giải thích:

+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: trong các năm 1961 và 1980, tốc độ tăng GDP tương đối ổn định (ở mốc trên 6%); năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%; tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét:

+ Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.

- Giải thích:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 có sự biến động:

+ Giai đoạn 1978 - 2000 tăng trưởng GDP giảm, giảm từ 11,3% xuống chỉ còn 8,5%.

+ Giai đoạn 2000 - 2010 tăng trưởng GDP tăng đột biến, tăng từ 8,5% lên 10,6%.

+ Giai đoạn 2010 - 2019, tăng trưởng GDP lại giảm, từ 10,6% giảm xuống chỉ còn 6%.

+ Giảm mạnh nhất là từ 2019 đến 2020, trong 1 năm mà tăng trưởng GDP giảm gần 4%, từ 6% xuống chỉ còn 2,2%.

7 tháng 11 2023

a) Vẽ biểu đồ: 

loading...

b) Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2000 - 2020, sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới đều tăng. Cụ thể:

+ Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á tăng: 5,4 triệu tấn.

+ Sản lượng cao su của thế giới tăng: 6,9 triệu tấn.

- Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cao su toàn thế giới. Cụ thể:

+ Năm 2000, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.6% sản lượng toàn cầu.

+ Năm 2010, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.1% sản lượng toàn cầu.

+ Năm 2020, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 76.4% sản lượng toàn cầu.

7 tháng 11 2023

Biểu đồ: 

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:

 

+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.

+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.

+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.

=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.

8 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...
 

- Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:

- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.

+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).

+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.

+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.

+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.

+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Biểu đồ
loading...
 

 Nhận xét

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.

 
6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

Nhận xét:

Tỉ lệ gia tăng dân số của Mỹ Latinh khá thấp, có sự chênh lệch giữa các quốc gia. 

Có sự gia tăng từ năm 2000- 2015 sau đó giảm dần đến 2020.