K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” ( Trích Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ? Câu 2: Hãy cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc...
Đọc tiếp

Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” ( Trích Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ? Câu 2: Hãy cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu? Câu 3: Xét theo mục đích nói, câu “ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì? Câu 4: Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về cảm xúc của người cháu qua đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động (gạch chân).

0
4 tháng 1 2022

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

 

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

 

Bài 1.Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏị,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”(Trích Ngữ văn 9, tập một)Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên?...
Đọc tiếp

Bài 1.

Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?

Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?

Cáu 3: Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bổ ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có vỉểt thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. 

0
9 tháng 12 2017

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

    - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

       + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

       + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

    - Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    - Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

       + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

       + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.

Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏị,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”(Trích Ngữ văn 9, tập một)Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự...
Đọc tiếp

Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?

Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?

Cáu 3: Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bổ ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có vỉểt thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

 

0
3 tháng 2 2017

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

28 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà