Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. Tại đây có nhiều dãy núi lớn, trong đó Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, đỉnh cao nhất là Phan-xi-păng (3143 m).
+ Trong vùng còn có một số cao nguyên và vùng đồi thấp. Các đồi có đặc điểm đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, được gọi là vùng trung du.
Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
Tham khảo:
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc
+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Tham khảo
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.
- Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.
Tham khảo
- Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn).....
Tham khảo!
- Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định.
+ Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,...
+ Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên.
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tham khảo
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...
+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...
- Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tham khảo:
- Một số mỏ khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Mỏ khai thác than đá ở Quảng Ninh.
+ Mỏ khai thác sắt, than đá ở Thái Nguyên.
+ Mỏ khai thác sắt, A-pa-tít ở Lào Cai.
+ Mỏ khai thác Bô-xít ở Cao Bằng.
- Một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản là:
+ Phân lân (có nguồn gốc từ A-pa-tít).
+ Vật liệu xây dựng (có nguồn gốc từ đá vôi).
Các khoáng sản chính là: than, sắt, a-pa-tít, đá vôi, ...
Tham khảo
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...