Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung | Xã hội | Văn hóa |
Tích cực | - Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng. - Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu. | - Mở rộng giao lưu - Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống. - Tác động đến tiêu dùng của người dân |
Tiêu cực | - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. - Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng | - Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,.. - Văn hóa “lai căng”. - Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. - Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. |
Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng như:
Máy tính được đưa vào giảng dạy trong chương trình học từ tiểu học. Máy tính điện tử giúp tiếp cận được nguồn tri thức số hóa từ các trang thư viện lớn ở Việt Nam và thế giới. Mạng lưới viễn thông được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.
* Thành tựu cơ bản:
- Sáng chế và cải tiến máy hơi nước: Giêm Oát kế thừa thành quả nghiên cứu trước, cải tiến máy hơi nước từ sức nước thành máy hơi nước đơn hướng thành song hướng. Máy hơi nước của Giêm Oát được phổ biến ở Anh.
- Sáng chế động cơ đốt trong: Với sự ra đời và cải tiến không ngừng, động cơ đốt trong thúc đẩy sản xuất cơ giới hóa ( từ thủ công sang áp dụng khoa học kỹ thuật), nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Đầu thế kỷ 20, xuất hiện đầu máy tàu thủy hơi nước và xe lửa hơi nước. Đến năm 1814, G.Xti-phen-xơn sáng chế đầu máy xe lửa. Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh.
* Thành tựu có vai trò quan trọng nhất:
Thành tựu sáng chế ra máy hơi nước của Giêm-Oát là thành tựu quan trọng nhất. Vì đến đầu thế kỷ XIX, việc sử dụng máy hơi nước trở nên phổ biến.Các nhà máy không cần xây dựng gần bờ sông, xa khu dân cư và mùa đông nước đóng băng tạo điều kiện khó khăn cho quá trình sản xuất.Đây được coi là sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Những thành tựu cơ bản:
- Máy tính điện tử
- Internet
- Công nghệ thông tin phát triển mang tính bùng nổ phạm vi toàn cầu. Máy vi tính được sử dụng khắp mọi nơi hình thành mạng thông tin toàn cầu .
- Thiết bị điện tử làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
- Thành tựu trên các lĩnh vực: vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học,…
Thành tựu tiêu biểu nhất là sáng chế ra máy tính:
Máy tính điện tử ra đời lần đầu tiên vào năm 1946 ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không. Máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là công trình khoa học của giáo sư Mô-sờ-ly và học trò, được dựng bản thiết kế năm 1943, hoàn thành năm 1946. Đây là chiếc máy tính với kích thước khổng lồ chiều dài 20m.Máy tính có khả năng tính 5.000 phép toán cộng trong một giây.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.
- Ý nghĩa chung của cả 2 cuộc cách mạng là làm thay đổi diện mạo các nước tư bản:
+ Máy hơi nước khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chuyển người lao động từ lao động thủ công sang cơ khí hóa.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hoá, làm thay đổi kinh tế tư bản chủ nghĩa.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông vận tải.
+ Nền nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, còn được gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0, là một giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của công nghiệp và kinh tế toàn cầu. Nó được xem là một bước tiến đáng kể so với Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Dưới đây là một số thành tựu quan trọng của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
1. Tích hợp của công nghệ số: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đặc trưng bởi sự kết hợp của các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), máy học (machine learning), blockchain và nhiều công nghệ khác. Sự kết hợp này tạo ra một hệ thống thông tin và giao tiếp thông minh giữa các thiết bị và quy trình sản xuất.
2. Công nghệ tự động hóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đưa ra sự tự động hóa trong quy trình sản xuất và quản lý. Các hệ thống tự động hóa thông minh, như robot và máy móc tự động, được sử dụng để thay thế lao động con người trong các công việc lặp đi lặp lại và nguy hiểm.
3. Sự kết nối và quản lý thông minh: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tạo ra một môi trường kết nối thông minh giữa các thiết bị, máy móc và hệ thống. Các hệ thống quản lý thông minh, như hệ thống quản lý sản xuất (MES) và hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tài nguyên.
4. Sự phát triển của công nghệ thông tin: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông. Các công nghệ như truyền thông không dây, mạng lưới di động và công nghệ đám mây đã tạo ra một môi trường kết nối liên tục và truy cập thông tin dễ dàng.
5. Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong mô hình kinh doanh. Các công ty đã phải thích nghi với sự xuất hiện của kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến. Các mô hình kinh doanh mới, như nền kinh tế chia sẻ và nền kinh tế đồng chia sẻ, đã xuất hiện và phát triển.
Tóm lại, Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mang đến nhiều thành tựu quan trọng trong việc kết hợp công nghệ số, tự động hóa, kết nối thông minh, phát triển công nghệ thông tin và thay đổi mô hình kinh doanh. Nó đã tạo ra một sự tiến bộ đáng kể so với Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế và xã hội.
Ý nghĩa:
- Tăng trưởng kinh tế ngày càng cao
- Tạo ra ngành sản xuất tự động, lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.
- Giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại kinh tế to lớn
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã có những phát triển to lớn làm xoay chuyển nền công nghiệp thế giới, với sự ra đời của máy tính điện tử, internet “làm việc” thay con người, nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ, có rất nhiều lĩnh vực đã được điều khiển bằng máy tính. Dựa trên sự ra đời của công nghệ, internet thì Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã phát triển công nghệ một cách rộng rãi, ưu việt, dễ dàng sử dụng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Công nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trong cuộc sống con người, nó vượt qua những giới hạn mà con người chưa thể làm được, đồng thời phục vụ và nâng cao đời sống con người.
Internet được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,… và con người. Hình thành nhờ sự phát triển của công nghệ kết hợp với nhiều nền tảng khác nhau. Có phạm vi ứng dụng rộng rãi và tiện ích cho con người.
Tác động của Internet đến cuộc sống của em:
- Độ phủ sóng rộng rãi, kết nối xuyên không gian, em và bạn bè có thể trò chuyện, yêu thương, gần gũi với nhau hơn khi khoảng cách ở xa.
- Hỗ trợ trong tình hình học tập trực tuyến.
- Đóng vai trò như một công cụ tìm kiếm, một thư viện thu nhỏ, hỗ trợ giải đáp và gợi ý những kiến thức học của em.
* Tác động với xã hội:
- Chia thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản hình thành.
- Mâu thuẫn chủ yếu gây ra chiến tranh xuất phát từ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản.
- Đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình như Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin,…
* Tác động đối với văn hóa:
- Tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân loại, đặc biết là các nước Âu- Mỹ.
- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.
- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp,…