Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Vai trò của ngành thương mại
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm của ngành thương mại
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
* Vai trò
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với các lĩnh vực khác:
+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.
+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.
- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..
- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
- Vai trò của chăn nuôi:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Thúc đẩy trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng của ngành là các vật nuôi.
+ Phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.
+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa.
+ Áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ vào sản xuất.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.
+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
- Vai trò:
+ Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người dân
+ Điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, thường phân bố không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm: trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ lâm nghiệp.
- Ví dụ: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam) có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc đã và đang được người dân phủ trống bằng cách trồng các loại cây lấy gỗ như: keo, quế,…với mục đích thu hoạch gỗ, hương liệu từ đó tạo thu nhập cho người dân đồng thời giúp phủ xanh diện tích đất trống, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
* Vai trò
- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, ... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Nhờ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế.
- Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
* Đặc điểm
- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.
- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là: khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá); khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km), cự li vận chuyển (km).
- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới (gồm các tuyến và các đầu mối giao thông).
- Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của ngành giao thông vận tải.
* Vai trò
- Với phát triển kinh tế
+ Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước.
+ Tạo nguồn thu (cả về ngoại tệ) cho đất nước. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Với các lĩnh vực khác
+ Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.
+ Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường sự hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.
* Đặc điểm
- Du lịch là ngành đặc biệt, vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác.
- Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dịch bệnh,...
- Khoa học công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng,... của ngành du lịch.
Ví dụ vai trò của thương mại: Máy tính là sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện tử - tin học, để đến tay người tiêu dùng thì cần sự có mặt của ngành thương mại là quá trình trao đổi mua bán máy tính.
* Vai trò
- Với phát triển kinh tế:
+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Với các lĩnh vực khác:
+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.
* Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.
- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
- Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.
- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.