K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

III. DẠNG ĐỀ: ĐỀ 1.I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau:… Bao giờ cho tới mùa thuTrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmBao giờ cho tới tháng nămMẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên caoQuạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…Bờ ao đom đóm chập chờnTrong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnBà ru mẹ…mẹ ru conLiệu mai sau các con...
Đọc tiếp

III. DẠNG ĐỀ:

 

ĐỀ 1.

I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

 Đọc kĩ đoạn thơ sau:

… Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

 

Ngân hà chảy ngược lên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…

Bờ ao đom đóm chập chờn

Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

 

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ…mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng…

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Thực hiện yêu cầu

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)

2. Xác định 2 từ láy sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)

3. Em hiểu như thế nào về câu thơ “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”? (1 điểm)

4. Theo em tác giả muốn nhắn nhũ điều gì qua đoạn thơ sau: (1 điểm)

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ…mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng…

 

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Kết thúc văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan có viết: “Đi đi con, hãy can đảm lên thế giới này là của con, bước qua cánh cổng  trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về “thế giới kì diệu” mà người mẹ nói đến trong câu văn.

Câu 2. (5 điểm) Cảm nghĩa về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.)

 

 

ĐỀ 2.

I. ĐỌC –HIỂU: (3,0 điêm)

Đọc đoạn thơ sau:

“… Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa,

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người – biết mấy yêu thương…”

                                  (Nhớ cơn mưa quê hương – Lê Anh Xuân)

Câu 1: (0,5 điểm)

     Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2: (0,5 điểm)

     Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 dòng thơ cuối của đoạn thơ trên.

Câu 3: (1,0 điểm)

     Nội dung chính cảu đoạn thơ trên?

Câu 4: (1,0 điểm)

     Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:

     “… Ôi cơn mưa quê hương

     Đã ru hát hồn ta thuở bé,

     Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

II. Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

     Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ), nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến.

Câu 2: (5,0 điểm)

     Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 3.

I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quê hương” Mỗi khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy lòng tôi lại dâng trào biết bao niềm yêu mến và tự hào. Quê hương tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngày tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói... Những ngày nắng nóng chói chang, mẹ là người đã mang làn gió mát đến cho tôi ngủ. Những đêm giá rét, cha đã ủ ấm tôi và đưa tôi vào giấc ngủ thần tiên. Quê hương đã cho tôi những người bạn cắt cỏ, chăn trâu, thả diều, bắt cá đã cùng nhau chuyện trò, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Làm sao có thể quên những người hàng xóm tốt những người thầy dễ mến bụng từ già đến trẻ, từ giàu đến ngèo ai ai cũng một lòng thương yêu nhau thắm thiết. Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.  Chao ôi! Tôi sẽ chẵng bao giờ quên đâu, chẳng bao giờ. Quê hương ơi!

 

(Bài làm của học sinh.)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu 2 từ ghép chính phụ, 2 từ ghép đẳng lặp, 2 từ láy, 2 cặp từ trái nghĩa

Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

Câu 4. (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu “Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.”?

II. Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

     Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ), nêu suy nghĩ của em về mục tiêu chiến đấu của người chiến sĩ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh.

Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nghĩ của em về vườn nhà.

giúp mik vs nha

 

 

 

0
8 tháng 1 2022

tham khảo

Qua bài đọc hiểu tác giả muốn gửi gắm chúng ta rằng , mẹ là không chỉ là người nuôi lớn thể xác mà còn cả về tâm hồn , trí tuệ . Từ đó ta cần phải yêu thương giúp đỡ mẹ những lúc mẹ khó khăn

8 tháng 1 2022

Tham khảo:

-Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện những hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa của lời ru của mẹ và nhắn nhủ cho thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

đề bài : Em hãy đọc lĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới :Con thường ngẩng cao đầu, mẹ ạTính tình con hơi ngang bướng, kiêu kìNếu có vị chúa nào nhìn con vào mắtCon chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi Nhưng mẹ ơi con xin thú thậtTrái tim con đã kiêu hãnh thế nàoĐứng trước mẹ dịu dàng, chân chấtCon thấy mình bé nhỏ làm sao!  a. Xác  định phương thức biểu đạt chính...
Đọc tiếp

đề bài : Em hãy đọc lĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

Con thường ngẩng cao đầu, mẹ ạ

Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì

Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

 

Nhưng mẹ ơi con xin thú thật

Trái tim con đã kiêu hãnh thế nào

Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao!

  a. Xác  định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên  ?

  b. tìm những chi tiết , từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc và phân tích tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản trên 

  c. từ việc hiểu nội dung của căn bản trên em hãy viết 1 đoạn văn bộc lộ những tình cảm và suy nghĩa của mình về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống của mỗi con người.

1
10 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

b. - Từ ngữ, hình ảnh: ngẩng cao đầu, ngang bướng, kiêu kì, vị chúa nào nhìn con vào mắt, chẳng cúi đầu, kiêu hãnh -> tính cách của người con mạnh mẽ, không chịu khuất phục.

Mẹ dịu dàng, chân chất, con thấy mình nhỏ bé -> Trái tim con luôn tôn thờ mẹ là người có sức ảnh hưởng đến con lớn nhất, mạnh mẽ nhất, tác động đến mọi điều trong thế giới của con.

- Biện pháp đối lập: đối diện với vị chúa, đối diện với mẹ, con có những cảm nhận khác nhau. Qua đó cho thấy sức mạnh to lớn của người mẹ với những đứa con.

c. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn

- Nội dung: Tình cảm, suy nghĩ về vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi con người.

26 tháng 8 2018

Từ ghép đẳng lập:vui buồn

Chính phụ:mùa thu, trái hồng, trái bưởi, tháng năm , trải chiếu, đếm sao, ngân hà, quạt mo.

Từ láy:nghêu ngao, đom đóm, chập chờn, leo lẻo, xa xôihihi

26 tháng 8 2018

Hoa cong phải ko?

27 tháng 12 2021
Mẹ hi sinh
10 tháng 11 2021

trích trg " nam quốc sơn hà" thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 

10 tháng 11 2021

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”

4 tháng 9 2019

1. Văn bản chứa đoạn trích thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. Nội dung:: Đoạn trích thể hiện những tâm trạng của Thành trước khi hai anh em phải chia tay nhau.

3. Biện pháp điệp "một giác mơ" thể hiện ước mơ của Thành, mong muốn tất cả chỉ là giấc mơ để anh em không phải chia lìa, vẫn được sống những ngày tháng hạnh phúc.

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0