K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

24 tháng 11 2017

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam. Đặc biệt, là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Từ "thân em" được sử dụng nhiều lần trong các bài ca dao. Chỉ hai từ " thân em" nghe đã thấy vô cùng tội nghiệp và xót xa cho số phận. Những người nữ đó họ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận là chịu nhiều điều bất hạnh. Đúng như người xưa có nói là " hồng nhan bạc mệnh". Mà sống trong xã hội phong kiến họ đâu có quyền đinh đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cúng giống " tấm lụa đào" " Phát phơ giữa chợ". Họ luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một tình yêu thật sự. Nhưng số phận đã được định đoạt và như là một đồ vật không hề có giá trị để cho người khác chọn lựa. Thật sự chúng ta xót xa, thương cảm cho những số phận người phụ nữ trong xã hội phông kiến. Đồng thời cũng thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội họ đã có quyền tự định đoạt hạnh phúc của bản thân. Và những người phụ nữ họ đã tự chủ về nhiều mặt nên sự sống hay hạnh phúc không hề phải phụ thuộc vào người khác. Nhưng dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp và vẫn luôn sáng ngời.

7 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

18 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

5 tháng 1 2022

Thân phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thời xưa thường phải chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh. Họ thường bị khoác lên mình những thuần phong mỹ tục, những phong tục cổ hủ lạc hậu, gò ép bản thân làm theo ý kiến người khác, phục tùng tuân lệnh mà không hề có cơ hội phản kháng.

Ngay đến hạnh phúc của bản thân mình, việc dựng vợ gả chồng quyết định tình cảm cũng không có cơ hội lựa chọn mà phải tuân theo lời cha mẹ sắp xếp.

Trong lịch sử đã chứng minh có nhiều người phụ nữ xưa, có tài, có sắc nhưng cuộc đời lại chịu nhiều bất hạnh, phải làm kỹ nữ mua vui hoặc làm vợ lẽ, làm thê thiếp cho những người có chức quyền có tiền bạc. Cuộc sống cơ cực tủi nhục, bị ghẻ lạnh, bị chèn ép dẫn tới cái chết như nàng Thúy Kiều, nàng Tiểu Thanh, Đạm Tiên…

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, được sinh ra trong gia đình lễ nghĩa có học thức nhưng lại phải trải qua kiếp hồng nhan đa truân, long đong mười hai bến nước, phải năm lần bảy lượt rơi vào chốn lầu xanh ăn chơi, nơi mua vui cho kẻ khác. Cuộc đời nàng bị rất nhiều kẻ lừa dối hãm hại.

Thúy Kiều cũng nhiều lần tìm tới cái chết để kết thúc cuộc éo le, nhơ nhuốc của mình nhưng không thành công.

Nàng cũng phải làm vợ lẽ, là người hầu kẻ hạ cho người ta. Sống cuộc sống buồn tủi đúng như người xưa đã từng nói rằng:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Thân em như giếng giữa làng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Số phận của những người phụ nữ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, vào cha mẹ, vào người mai mối, người chồng tương lai. Họ không được quyền quyết định hạnh phúc lứa đôi. Luôn phải nghe theo những quy tắc nhất định như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Nếu ở nhà thì phải nghe lời cha mẹ, lớn lên lấy chồng phải nghe lời chồng, chẳng may chồng qua đời thì phải nghe theo lời con. Như vậy, cuộc sống của người phụ nữ lúc nào thì được sống cho mình, có lẽ tới lúc chết họ cũng chẳng thể nào sống theo ý mình được. Chính vì vậy những người phụ nữ mới ví von mình rằng:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Những câu ca dao như lời than thở, oán hận chứa chan nước mắt của những người con gái đang tuổi xuân thì, chưa từng một lần biết tới tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Họ phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ, nên mọi sự dự định cho tương lai hạnh phúc của mình đều phải do người trên quyết định.

Những người con gái này ví von thân mình như một tấm lụa đào, rất nhiều người yêu thích muốn mua về may quần áo. Một tấm lụa đào mong manh yếu đuối, nhưng lại được treo giữa chợ phất phơ trước gió, nơi đông người chẳng biết đâu mà lường trước.

Câu ca dao thể hiện sự hoang mang của người con gái trước tương lai của mình, không biết sẽ rơi vào tay ai, vào chốn nhung lụa giàu sang, hay vào địa ngục trần gian, vào vũng trâu đằm cũng phải chịu đắng cay mà sống hết kiếp người.

Ca dao thời xưa chính là một nét văn hóa của người lao động Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Nó chính là những tâm tư tình cảm của người dân gửi gắm vào trong đó. Nó thể hiện ước mơ, nỗi lòng của con người muốn được bộc lộ ý nguyện ước mong của mình.

Những người phụ nữ thời xưa luôn chịu mọi sự trói buộc của lễ giáo hà khắc, sống cảnh tam tòng tứ đức, thờ chồng yêu con. Mọi việc trong gia đình dù lớn hay nhỏ cũng phải tuân theo lời người chồng, người cha trong gia đình, người phụ nữ không có quyền lên tiếng.

Hai từ “Thân em” đã thể hiện sự nhỏ bé yếu đuối của những số phận người con gái, phụ nữ trong hoàn cảnh éo le của chế độ.

Người xưa cũng vô cùng tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh, độc đáo để ví von người phụ nữ với tấm lụa đào làm tăng vẻ mong manh yếu đuối của thân phận người phụ nữ lên.

Từng câu nói trong bài ca dao đều toát lên vẻ ai oán, cay đắng của người phụ nữ trong cuộc sống. Nó là tiếng lòng thầm kín của người con gái trong chế độ “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” tức là một con trai cũng là có, còn mười con gái cũng như không. Một chế độ hà khắc mà thân phận người con gái chỉ như bọt bèo trôi mà thôi, không thể nào có được hạnh phúc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 1,2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi, gây ấn tượng cho người nghe. Người than thân là của những cô gái, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những số phận bé nhỏ, không có quyền định đoạt hạnh phúc của chính bản thân mình.

b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.

Bài 1:

Cách mở đầu bằng “Thân em như…” cho thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng số phận lại rẻ mạt, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Họ như món hàng - “tấm lụa đào” bị bán ở chợ. Ý thức được điều ấy, người phụ nữ gửi gắm tiếng lòng của mình vào hai câu ca dao. Hai câu ca dao ấy đã nói lên nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận mình.

Bài 2:

Cũng mở đầu bằng cụm “Thân em như…” nhưng bài này có 4 dòng – dung lượng dài gấp đôi bài trên cho thấy sự ý thức về thân phận của người phụ nữ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Từ đó, bà ca dao không chỉ đơn giản là khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nữa mà nó còn là lời mời mọc, mong muốn, khát khao được khẳng định giá trị, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 3

a. Nếu như hai bài ca dao trên mở đầu bằng “Thân em như…” thì bài ca dao này lại được mở đầu bằng đại từ phiếm chỉ “Ai” - một từ cũng khá quen thuộc trong ca dao xưa. Trong ca dao, từ “Ai” thường dùng để chỉ các thế lực ép gả, ngăn cản tình yêu và trong bài ca dao này cũng như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, những hủ tục cưới xin hay cũng có thể là chính người tình…

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai. Tác giả dân gian đã lấy cái vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tính bền vững, sự thủy chung trong tình yêu, dù không ở gần nhau nhưng mãi mãi có nhau.

c. Vẻ đẹp của câu thơ cuối: Dẫu không đến được với nhau nhưng chàng trai vẫn một lòng chờ cô gái: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Dù cho có cách xa nhưng chàng trai vẫn một lòng thủy chung chờ cô gái dẫu biết tình yêu này là không thể như sao Vượt chờ mặt trăng ngưng mãi mãi không thể đến gần nhau được.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 4:

- Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những biểu tượng bình dị, gần gũi: khăn, đèn, mắt. Tác giả dân gian đã sử dụng phét nhân hóa (khăn, đèn) và phép hoán dụ (mắt) để bộc lộ một cách ý nhị, kín đáo tâm tư, tình cảm của cô gái đối với người mình yêu.

+ Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết cùng với đó là sự vận động lên, xuống, rơi, vắt làm hiện lên một cách rõ ràng tâm trạng bất an của người con gái.

+ Ngọn đèn: hiện thân của nỗi nhớ được đo theo thời gian, thể hiện tình yêu của người con gái luôn cháy sáng, không bao giờ lụi tắt.

+ Đôi mắt: là lời bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của mình: nhớ thương người yêu nhưng lòng vẫn nặng trĩu ưu tư nên “Mắt ngủ không yên”.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 5

- Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người dân trong tình yêu. Đây là lời tỏ tình đầy ý nhị của cô gái. Có thể thấy đây là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao:

“Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

- Đó là những cây cầu không có thực nhưng lịa mang đến cho người đọc vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê và rồi từ đó ước muốn của cô gái trở nên độc đáo, táo bạo hơn:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

- Người con gái đã chủ động bắc cầu cho người mình yêu. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo. Cái cầu dải yếm này vừa gần gũi thân quen, táo bạo mà trữ tình, lại đằm thắm đầy nữ tính. Nó trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu mà chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra được.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 6

- Hình ảnh muối – gừng: được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống ( gia vị trong bữa ăn) tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó thủy chung khi trải qua hết những “vị” của cuộc sống (Gừng cay – muối mặn)

- Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao:

+ Là nghĩa tình chung thủy dành cho những cặp vợ chồng

+ Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chin tháng gừng hãy còn cay

+ Hương vị của gừng - muối đã thành hương vị của tình người

+ Khẳng định lòng chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…

- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

- Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4)

- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp