Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn à, chuyên ma ám ai cũng có nhất là khi dỗ cụ, ông nội mình từng nhập vào cô hàn xóm mình nên mình rất sợ giờ thù hết rồi!
Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như: Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, ...
Ngày 18-6-2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế (ICD).
Theo WHO, nghiện game là một bệnh tâm thần. Trong nhiều năm qua, nghiện game và những hệ quả do nghiện game gây ra là vấn đề xã hội nhức nhối ở Việt Nam.
Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sự việc đau lòng xuất phát từ nghiện game đã xảy ra. Ngay đầu tháng 6 vừa qua, nam sinh lớp 11 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm là do “làm theo game”. Hay câu chuyện đau lòng về một sản phụ và con đột tử ở phòng sinh trong khi chồng không hay biết vì mải chơi game khiến chúng ta cần suy ngẫm nhiều hơn về vấn đề này.
Trong các tác phẩm “Phân công lao động xã hội” (The Division of Labor in Society) và “Tự tử” (Suicide), nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim sử dụng khái niệm “anomie - sự sai lệch” để mô tả tình trạng xã hội vô chuẩn, nhất là trong những thời kỳ xã hội biến đổi nhanh.
Nhà xã hội học Anthony Giddens cho rằng “sai lệch xã hội là sự không tuân theo các chuẩn mực đã được chấp nhận bởi số đông người trong cộng đồng hoặc xã hội”. Nói cách khác, sai lệch xã hội là những hành vi, cách ứng xử, thái độ, niềm tin, phong cách vi phạm các chuẩn mực, đạo đức và sự mong đợi của xã hội. Chơi game có thể không phải là sai lệch xã hội nhưng nghiện game là một dạng sai lệch. Những hành vi sai trái do nghiện game là hành vi lệch chuẩn, lệch chuẩn so với các giá trị đạo đức, chuẩn mực ứng xử của gia đình, cộng đồng và quy định của pháp luật.
Xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ, thực hiện các chức năng riêng để tạo ra sự ổn định. Khi các bộ phận này không thực hiện được tốt chức năng, vai trò của mình sẽ đến đến sự “rối loạn cấu trúc xã hội” và các chuẩn mực không còn được duy trì. Từ đó, các hiện tượng sai lệch xã hội xuất hiện. Nghiện game về bản chất là do gia đình, nhà trường, cộng đồng chưa thực hiện tốt vai trò giáo dục, kiểm soát, điều chỉnh hành vi, thiếu quan tâm đến tâm sinh lý của người nghiện game. Các dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của giới trẻ để tránh họ sa đắm quá mức các trò chơi điện tử. Hệ thống pháp luật cũng chưa làm tốt chức năng kiểm soát và điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về thời gian tối đa được chơi game trong một ngày của một người. Dù Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các quán game không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau (Điều 36) thì hiện tượng chủ quán tổ chức cho “chơi chui thâu đêm” không phải là hiếm. Việt Nam cũng còn thiếu các quy định quản lý thị trường game, đặc biệt là game trên các thiết bị di động.
Trong hơn ba thập kỷ tiến hành đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã chứng kiến những biến đổi kinh tế, văn hoá và xã hội sâu sắc. Trong quá trình đó, một số giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp với đời sống bị giải thể và xã hội thiết lập những chuẩn mực mới phù hợp hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân, nhóm xã hội thích ứng ngay được với sự thay đổi này.
Hiện nay, game là một ngành công nghiệp (Video game industry) không khói, tạo ra nhiều việc làm và đem lại doanh thu lớn. Năm 2019, thị trường game toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 7% với doanh thu 148,8 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 189,6 tỷ USD vào năm 2020. Những game thủ chuyên nghiệp xem việc chơi game là một nghề.
Thế nhưng, nhiều người chơi game ở Việt Nam bị dán nhãn là không có tương lai và chưa có sự phân biệt giữa game thủ chuyên nghiệp, người thích chơi game và người nghiện game. Hơn nữa, người nghiện game cũng thường phải hứng chịu các định kiến xã hội. Hậu quả là họ phải trải qua trạng thái lúng túng, hoang mang, khó có thể định hướng và chia sẻ được với gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội. Từ đó, họ bị đứt đoạn mối liên hệ xã hội, rơi vào trạng thái cô đơn, khủng hoảng, càng chìm đắm vào game, vào thế giới ảo và dễ dẫn đến hành vi lệc chuẩn.
Cho đến nay, các giải pháp cho vấn đề nghiện game chủ yếu được đưa ra khi sự việc đã rồi. Các gia đình thường bàng hoàng khi biết con mình nghiện game và có những hành vi sai lệch do việc nghiện game gây ra. Trong khi các giải pháp mang tính phòng ngừa tình trạng nghiện game lại chưa được chú trọng.
Các chủ thể từ gia đình, nhà trường, các tổ chức cộng đồng cho đến hệ thống pháp luật cần làm tốt chức năng, vai trò của mình để việc chơi game là lành mạnh, tránh rơi vào tình trạng nghiện game và thực hiện những hành vi sai trái do nghiện game gây ra.
Bố mẹ cần giám sát trẻ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường, định hướng trẻ sử dụng game một cách phù hợp, có thời gian biểu rõ ràng.
Gia đình cũng cần giải thích cho trẻ về những tác hại của việc nghiện game, dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, khuyến khích con mình tham gia các loại hình giải trí mang tính cộng đồng như thể thao, hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trường học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa nghiện game và hỗ trợ những học sinh nghiện game. Nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, bổ ích và tăng cường công tác quản lý, giáo dục, tuyên truyền về những mặt tốt, xấu của chơi game. Các cơ sở giáo dục cũng có thể phối hợp để tổ chức các trại hè, các học kỳ đội để các em có nhiều lựa chọn phát triển thể chất, nhân cách ứng xử thay vì chỉ đắm mình vào máy tính, internet, game online.
Chính phủ một số nước thành lập các cơ sở cai nghiện game như “Trường giải cứu Internet Jump Up” ở Hàn Quốc hay Bệnh viện cai nghiện Internet ở Trung Quốc... để điều trị miễn phí cho những người nghiện game nặng.
Trung Quốc cũng áp dụng chính sách can thiệp tích cực với vấn đề nghiện game thông qua hệ thống hạn chế giờ chơi. Khi người chơi game đăng nhập vào trò chơi, hệ thống bắt đầu tích lũy giờ online và quy định dưới ba giờ chơi là giờ “khỏe mạnh”; từ ba đến năm giờ là giờ “mệt mỏi”; hơn năm giờ là giờ “nguy hại sức khỏe”. Khi người chơi ở giờ mệt mỏi, 30 phút hệ thống sẽ cảnh báo một lần.
Việc hình thành các hệ giá trị, các chuẩn mực mới trong đời sống là quy luật tất yếu. Do đó cần nhìn nhận game như một lĩnh vực phát triển tiềm năng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
tại vì bạn chưa đăng nhập , bạn đăng nhập đi rồi nó cho bạn làm bài