K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2017

Mấy câu này nhiều bạn hỏi lắm, nhiều bạn trả lời nữa! Mình đưa link nhé:

Câu hỏi của Trịnh Thảo Chuột - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Câu hỏi của Nguyễn Ngọc Linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

12 tháng 3 2020

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

học tốt

28 tháng 2 2017

Trạng ngữ

Dưới bóng tre xanh... xay nấm thóc.(Thép Mới)

a) Xác định trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Trạng ngữ bổ sung nội dung cho câu:

- Dưới bóng tre xanh xác định địa điểm.

- đã từ lâu đời xác định thời gian.

- đời đời kiếp kiếp xác định thời gian.

- từ nghìn đời nay xác định thời gian.

Vị trí của trạng ngữ:

- Câu (1): Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Các trạng ngữ có thể chuyển sang:

• giữa câu: Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

• cuối câu: Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

- Câu (2): Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Các trạng ngữ có thể chuyển sang:

• đầu cầu: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.

• giữa câu: Tre, đời dời, kiếp kiếp, ăn ở với người.

- Câu (3): Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc, trạng ngữ có thể chuyển sang:

• đầu câu: Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. • cuối câu: cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.

28 tháng 2 2017

Trạng ngữ:
+ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.

+ đời đời, kiếp kiếp

+ Từ nghìn đười nay

6 tháng 11 2016

a) Đại từ làm chủ ngữ: Tôi đang học bài

Đại từ : tôi

b) Đại từ làm vị ngữ : Lan rất quý nó

Đại từ : nó

c) Đại từ làm phụ ngữ cho động từ:Ai cũng nói vậy

Đại từ: vậy

26 tháng 10 2017

đại từ làm chủ ngữ:

Chúng tôi đang cùng nhau lao động.

đại từ làm vị ngữ:

Con mèo này rất quý .

làm phụ ngữ cho động từ

Bạn ấy đang làm việc giúp tôi.

Đề văn hôm nay trường mình mới thi xong, mấy bạn tham khảo nha Câu 1 (4đ)đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dướiCon người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.... đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.. (xem rõ đoạn văn trên tại SGK Ngữ văn 7/ 53)a. thế nào là liệt kê? chỉ ra và nêu tác dụng...
Đọc tiếp

Đề văn hôm nay trường mình mới thi xong, mấy bạn tham khảo nha

 

Câu 1 (4đ)

đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.... đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.. (xem rõ đoạn văn trên tại SGK Ngữ văn 7/ 53)

a. thế nào là liệt kê? chỉ ra và nêu tác dụng của 1 phép liệt kê đã được sử dụng trong đoạn văn trên

b. nêu nội dung đoạn văn

c. em học được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả qua đoạn trích trên?

 

câu 2 (6đ)

chọn 1 trong 2 đề sau:

1) giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

2) học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ Nga)

bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh câu nói trên

-----HẾT------

 

 

Sau khi thi xong khóc 1 trận vì sợ sai hay lạc đề gì đó, ngu đi chọn đề 2 TT^TT

12
25 tháng 4 2016

cho mình xin lỗi nhé mnh quên chưa đọc chỉ lướt qua thôi

25 tháng 4 2016

đây là lớp 7

1, BPTT : Liệt kê : Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

=>  Nhấn mạnh , làm nổi bật những hành động cần phải làm . Liệt kê tăng tiến

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

=> Liệt kê không theo cặp 

2, Câu rút gọn : 

Có khi được trưng bài...dễ thấy. 

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. 

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến 

=>  Rút gọn chủ ngữ . Làm cho đoạn văn trở nên ngắn gọ tránh lặp lại từ ngữ

11 tháng 7 2016

Nhân dân ta có thói quen vận dụng tục ngữ vào lời nói và việc làm trong cuộc sống để làm cho lời nói thêm hay, thêm sinh động. Sau đây là một số câu tục ngữ đúc kết những nhận xét về các hiện tượng thiên nhiên và nêu lên kinh nghiệm quý giá trong lao động sản xuất:

1.    Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2.    Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3.    Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4.    Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5.    Tấc đất, tấc vàng.
6.    Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
7.    Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8.    Nhất thì, nhì thục.
Đây chỉ là một số câu được lựa chọn từ kho tàng tục ngữ vô tận. Qua những câu tục ngữ này, chúng ta bước đầu làm quen với kinh nghiệm phong phú, đồng thời học cách nói ngắn gọn, có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc của người xưa.
Tám câu tục ngữ nêu trên thuộc hai nhóm với hai nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bão, lụt… chi phối trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông. Bốn câu đầu nói về thiên nhiên, bốn câu sau nói về lao động sản xuất.
Câu 1: Đây là kinh nghiệm về đặc điểm thời tiết các mua trong năm:
     Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
      Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.
Câu 2: Là nhận xét và kinh nghiệm phán đoán nắng mưa:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
 
Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.
 
Vế Mau sao thì nắng : Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.
 
Về vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa… Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.
 
Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.
 
Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.
 
Câu 3: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:
 
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
 
Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão. Nó như điềm báo trước để con người biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc chắn nhằm giảm bớt tác hại ghê gớm do bão gây ra.
 
Câu tục ngữ này đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ.
 
Dân gian không chỉ dựa vào hiện tượng ráng mỡ gà mà còn dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay để đoán bão. Câu tục ngữ : Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão cũng đúc kết kinh nghiệm này.
 
Hiện nay, ngành khí tượng đã có nhiều phương tiện khoa học hiện đại để dự báo bão khá chính xác nhưng những kinh nghiệm dân gian vẫn còn tác dụng.
 
Câu 4: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:
 
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
 
Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thế nào cũng xảy ra lụt lội.
 
Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyển chỗ ờ lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.
 
Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.
 
Câu 5 : Là nhận xét của nông dân về giá trị của đất đai:
 
Tấc đất, tấc vàng.
 
Hình thức câu tục ngữ này được rút gọn tối đa chỉ còn bốn tiếng chia thành hai vế đối xứng rất dễ hiểu, dễ nhớ. Nội dung của nó nêu bật giá trị của đất đai canh tác.
 
Tấc là đơn vị đo lường cũ trong dân gian bằng 1/10 thước. Đất là đất đai trồng trọt chăn nuôi. Tấc đất: mảnh đất rất ,nhỏ. Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái có giá trị rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái có giá trị rất lớn (tấc vàng) để khẳng định giá trị của đất đai đối với nhà nông. Nghĩa của cả câu là: một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất cũng quý giá như vàng, có khi còn quý hơn vàng.
 
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người/ Con người phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có được đất đai. Đất là một loại vàng có khả năng sinh sôi vô tận. Vàng nhiều đến đâu nhưng ngồi không ăn mãi cũng hết (Miệng ăn núi lở), còn chất vàng của đất đai khai thác hết thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi không bao giờ vơi cạn.
 
Vì thê con người cần sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả cao nhất.
 
Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như: để phê phán hiện tượng lãng phí đất; để đề cao giá trị của đất và thể hiện sự gắn bó yêu quý đất đai của người nông dân.
 
Câu 6 : Là nhận xét và kinh nghiệm về hiệu quả của các hình thức chăn nuôi, trồng trọt:
 
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
 
Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là : thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
 
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo làm nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
 
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là : Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
 
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Câu 7 : Nội dung câu này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố cần thiết của nghề trồng lúa:
 
Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.
 
Phép liệt kê có tác dụng vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố. Các chữ nhất, nhị, tam tứ có nghĩa là: thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa cả câu là: Thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống. Kinh nghiệm này được đúc kết từ nghề trồng lúa nước là phải bảo đảm đủ bốn yếu tố : nước, phân, cần, giống, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. Nước có đủ thì lúa mới tốt, mùa màng mới bội thu.
 
Câu tục ngữ trên giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đối với nhau. Bài học kinh nghiệm này rất có ích đối với một đất nước phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Nông dân ta còn nhấn mạnh : Một lượt tát! một bát cơm. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn…
 
Câu 8: Là kinh nghiệm trong việc trồng lúa nói riêng và trồng trọt các lại cây khác nói chung:
 
Nhất thì, nhị thục.
 
Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn tối đa và chia làm 2 vế đối xứng. Nội dung nhấn mạnh hai yếu tố thì và thục. Thì: là thời vụ. Thục : là đất canh tác phù hợp với từng loại cây. Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.
 
Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đứng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.
 
Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể rút ra đặc điểm chung về mặt hình thức của chúng là ngắn gọn, thường dùng phép đối, có vần điệu nhịp nhàng nên dễ đọc dễ nhớ. Có những câu không thể thu gọn hơn được nữa (Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng). Tuy hình thức tục ngữ ngắn gọn nhưng nội dung của nó cô đọng và hàm súc.
 
Các hình ảnh trong tục ngữ thường cụ thể và sinh động. Người xưa hay sử dụng cách nói thậm xưng để khẳng định nội dung cần thể hiện: Ví dụ: Chưa nằm đã sáng ! chưa cười đã tối ! tấc đất; tấc vàng… Do vậy mà sức thuyết phục của tục ngữ cao hơn.
 
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ xưa nông dân nước ta có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất. Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kì thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.
13 tháng 7 2016
Mở bài 
- Tục ngữ là kho tàng trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân lao động.
-  Đó thường là những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đúc kết từ công việc lao động.
Thân bài
- Những câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm xem thời tiết : Trong sản xuất nông nghiệp ,thời tiết là yếu tố rất quan trọng chi phối nhiều hoạt động khác do đó người nông dân luôn phải quan tâm nhiều đến thời tiết. Họ ghi lại trong tục ngữ kinh nghiệm xem thời tiết bằng việc quan sát  thiên nhiên ( nêu dẫn chứngvà lập luận về dẫn chứng) - Những câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về thời vụ : Đó là những kinh nghiệm tận dụng ưu điểm của thời tiết làm cho cây trồng năng suất cao ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu về kĩ thuật sản xuất.
+ Về trồng trọt : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+Về chăn nuôi : ( dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ giáo dục người ta thái độ đối với lao động.
+ Thái độ đối với đất đai (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
+ Tinh thần lao động (dẫn chứng chứng  và lập luận về dẫn chứng)
- Liên hệ đến ngày nay :
Kết bài 
- Nhiều kinh nghiệm lao động rút ra từ câu tục ngữ vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
- Càng tìm hiểu tục ngữ, chúng ta càng khâm phục và quý trọng người lao động xưa.