K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời hộ mk vsCâu 1: Di sản văn hóa có mấy loại? a. 4 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 1 loại Câu 2: Di sản văn hóa có giá trị? a. Lịch sử, Khoa học b. Lịch sử, Văn hóa c. Văn hóa, Khoa học d. Lịch sử, Văn hóa, Khoa học Câu 3: Di sản văn hóa bao gồm: a. Di sản văn hóa vật thể b. Di sản văn hóa phi vật thể c. Danh lam thắng cảnh d. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Câu 4: Chiếc áo dài là trang...
Đọc tiếp

Trả lời hộ mk vs

Câu 1: Di sản văn hóa có mấy loại? a. 4 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 1 loại Câu 2: Di sản văn hóa có giá trị? a. Lịch sử, Khoa học b. Lịch sử, Văn hóa c. Văn hóa, Khoa học d. Lịch sử, Văn hóa, Khoa học Câu 3: Di sản văn hóa bao gồm: a. Di sản văn hóa vật thể b. Di sản văn hóa phi vật thể c. Danh lam thắng cảnh d. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Câu 4: Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, thuộc loại di sản văn hóa: a. Vật thể b. Truyền thống c. Phi vật thể d. Nét đẹp Câu 5: Đờn ca tài tử thuộc loại di sản văn hóa: a. Phi vật thể b. Vật thể c. Truyền thống d. Cải lương Câu 6: Hồ gươm được gọi là? a. Truyền thống b. Danh lam thắng cảnh c. Di tích lịch sử d. Di sản văn hóa phi vật thể Câu 7: Thờ cúng ông địa là hình thức? a. Tôn giáo b. Tín ngưỡng c. Mê tín dị đoan d. Tin vào siêu nhiên Câu 8: Đi lễ nhà thờ là hình thức? a. Tôn giáo b. Tín ngưỡng c. Mê tín dị đoan d. Tin vào siêu nhiên Câu 9: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức? a. Tôn giáo b. Mê tín dị đoan c. Tin vào siêu nhiên d. Tín ngưỡng Câu 10: Đi thi không được ăn trứng vịt lộn là hình thức? a.Tôn giáo b. Mê tín dị đoan c. Tín ngưỡng d. Tin vào siêu nhiên Câu 11: Quốc khánh nước Việt Nam là: a. 2/9/1945 b. 2/9/1976 c. 2/9 hàng năm d. 2/9/1954 Câu 12: Lãnh đạo Nhà nước ta là: a. Quốc hội b. Đảng cộng sản Việt Nam c. Chính phủ d. Nhân dân Câu 13: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là a. Công nông b. Việt Nam dân chủ công hòa c. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam d. Nước Việt Nam Câu 14: Bản chất của Nhà nước ta là: a. Thuộc gia cấp Tư sản b. Thuộc tầng lớp công – nông c. Của dân do dân và vì dân d. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước Câu 15: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan a.Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính b. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử c. Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, cơ quan quyền lực d. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát Câu 16: Cơ quan quyền lực do ai bầu ra? a. Quốc hội b. Chính Phủ c. Nhân dân d. Chủ tịch nướ

1
1 tháng 5 2019

bn ơi có thể tách các câu ra đc ko , chứ nhìn thế này mk lóa hết cả mắt + dell muốn làm rồi

14 tháng 3 2018

câu này khó quá

10 tháng 3 2018

Câu 1: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.

- Những việc làm bảo vệ Môi trường:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. 
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. 
  • Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. 
  • Không hút thuốc là nơi công cộng. 
  • Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. 
  • Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. 
  • Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Câu 2: 

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 

Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?

 Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. 

Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại. 

Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

  •  Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
  • Tạo cho con người phương  tiện sinh sống,  phát triển trí tuệ và đạo đức 
  •  Tạo cuộc sống tinh thần :  con người vui tươi khỏe mạnh  và làm giầu đời sống tinh thần.

1. Nhã nhạc cung đình Huế

Trình diễn nhã nhạc cung đình Huế. (Ảnh: TTXVN)

Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).

Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ 6-thế kỷ 3 trước Công nguyên). Về sau, nhã nhạc lan tỏa sang các nước láng giềng (Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có đặc điểm riêng biệt.

Ở Việt Nam, các triều đại quân chủ rất coi trọng và phát triển nhã nhạc. Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.

Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.

2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên. (Ảnh: TTXVN)

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới…

Trong quan niệm của người dân nơi này, cồng chiêng là cầu nối giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần.

Tháng 11/ 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

3. Dân ca quan họ Bắc Ninh

Dân ca quan họ Bắc Ninh được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: TTXVN)

Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the; những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao. Họ cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm.

Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao dân ca quan họ về nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, ngôn từ, trang phục và tập quán xã hội.

Hồ sơ đề cử của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận: Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.

4. Ca trù

Ca trù có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.

Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư…

Tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Theo đánh giá của hội đồng chuyên môn của UNESCO, ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù.

5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Nghi thức rước hoa tre trong lễ hội Gióng đền Sóc năm 2015. (Ảnh: TTXVN)

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Cậu bé khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười.

Hàng ngày, cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre. Vì thế, cậu được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hàng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

Đó là một trong những lễ hội lớn ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm - nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7-9 tháng Tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng Giêng Âm lịch.

Tháng 11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

6. Hát Xoan

Nghệ nhân truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

Thông thường, nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau: Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…).

Tháng 11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giày tại lễ hội Đền Hùng 2014. (Ảnh: TTXVN)

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ.

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Tháng 12/2012, tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

8. Đờn ca tài tử Nam Bộ

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam Bộ. (Ảnh: TTXVN)

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Bởi vậy, đờn ca tài tử vừa có chất bình dân, vừa mang tính bác học.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.

Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn).

Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được biểu diễn sau những giờ lao động trong những không gian đời thường.

Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013.

9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Biểu diễn dân ca Ví, Giặm trên sông. (Ảnh: TTXVN)

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.

Ca từ của Dân ca Ví, Giặm có nội dung đa dạng, miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa. Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.

Lời ca gắn bó với chặt chẽ với phương ngữ xứ Nghệ là một trong những điểm độc đáo nhất của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Đây cũng là điều kiện quan trọng để loại hình dân ca này có sức sống bền lâu và sức lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng xứ Nghệ.

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên…

Tháng 11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10. Nghi lễ và trò chơi kéo co

Nghi thức "Kéo co ngồi" ở Hội đền Trấn Vũ (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)

Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2015.

Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh.

Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) - vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.

11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Khu di tích Phủ Dày (Nam Định). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 1/12/ 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… Điều đó thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn.

Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

12 tháng 3 2019

dài wá chỉ cần kể tên thôi

21 tháng 4 2019

Nhà nước và công dân có trách nhiệm phải giữ vững các truyền thống văn hoá dân tộc đối với di sản văn hoá 

16 tháng 4 2022

      Người Việt từ xưa đã có các nét văn hóa vẫn được giữ gìn cho đến tận ngày này như tục ăn trầu , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , các lễ hội,...Vậy nếu chúng ta muốn bảo vệ ,phát triển những di sản văn hóa này thì chúng ta phải làm gì? Theo em ,chúng ta nên  Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa.Không nên phá hủy các di sản văn hóa dân tộc này.Và hãy đưa những nét văn hóa dân tộc này lan truyền trên thế giới để nhiều người biết đến nét văn hóa của dân tộc ta.Nếu chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc thì đó cũng là chúng ta đang thể hiện lòng tôn trọng với tổ tiên chúng ta.