K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Chợ nổi Cà Mau

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)

a/ Vào buổi chiều.

b/ Vào lúc bình minh lên.

c/ Vào buổi trưa.

d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.

2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)

a/ Họp trên bờ sông.

b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông.

d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.

3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)

a/ rau, trái cây.

b/ hoa, rau, trái cây.

c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá.

d/ tất cả các mặt hàng.

4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)

a/ Để trang trí ghe cho đẹp.

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)

a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)

a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)

a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.

b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

1
4 tháng 11 2018

2.2 .

1) . b

2) . b

3) . d

4) . b

5) . b

6) . b

7 ) . c

8 ) . giang sơn , sơn hà

9 ) . Mọi người đang bàn về buổi văn nghệ ngày 20 tháng 11 .

       Chiếc bàn mẹ mới mua cho em được làm bằng gỗ lim rất đẹp .

# Love yourself #

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng...
Đọc tiếp

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng gọn gàng, tươm tất trong trang phục quen thuộc: áo sơ mi trắng, quần soóc xanh. Nhiều bạn khăn quàng đỏ thắm trên vai, tung tăng bên nhau ríu rít trò chuyện.

Bất chợt, từ phòng giám hiệu, một hồi trống vang lên, nhịp trống nhanh dần rồi nhỏ đi và sau cùng là ba tiếng trống điểm thật to. Vừa lúc hai cánh cửa trường mở rộng. Chúng em ào nhanh vào. Giây lát cả ngôi trường bỗng náo nức thấy rõ. Ba dãy lớp học, mỗi dãy tám căn xếp thành hình chữ u, đều mở toang ca cửa ra vào và cửa sổ. Trên các hàng hiên chạy dài thẳng suốt, chỗ nào cũng nhộn nhip tiếng bước chân, tiếng cười nói râm ran và rộn ràng những màu trăng, màu xanh, màu đỏ. Hầu hết các bạn nhỏ của em đều chạy nhanh vào lớp học, để cặp vào hộc bàn rồi vội và ra sân chơi. Có nhóm rủ nhau đá cầu bên hiên. Có nhóm đánh bi trên hành lang. Một số bạn tụm năm tụm ba trao đổi bài, chuyện trò sôi nổi. Thỉnh thoảng lại vạch những nét gì trên mặt đất chắc là họ đang tranh luận với nhau về một đề toán khó. Trong khi đó các nhóm trực nhật gấp rút làm nhiệm vụ của mình.

Chẳng mấy chốc mà trống vào học sáu tiếng đã vang lên dồn dập. Chúng em từ phía của sân trường dồn về xếp hàng, lớp nào vào lớp ấy. Từ văn phòng, các thầy có toả về lớp cùa mình. Sau khi đã thấy học trò xếp thành hàng ngay ngắn, thầy giáo em mới ra hiệu cho vào.

Bâv giờ, sân trường trở nên vắng lặng. Đây đó chỉ còn tiếng rì rào, tiếng gió và lích chích tiếng chim trong những tán phượng xanh um đang lặng thầm về hướng các lớp bằng những con mắt lá li ti đầy thương mến.

văn tả trường trước buổi học nhé

1
21 tháng 6 2020

văn cũng hay đó

25 tháng 12 2019

* Mái tóc:

- Mái tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.

- Mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược vào một cách khó khăn.

* Đôi mắt:

- Khi bà cười hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

* Khuôn mặt:

- Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà hình như vẫn tươi trẻ.

* Giọng nói:

- Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của cháu, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.

19 tháng 7 2019

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:Hoàng hôn trên sông HươngCuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại,...
Đọc tiếp

Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:

Hoàng hôn trên sông Hương

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhay cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1
19 tháng 2 2018

a. Mở bài: (từ đầu đến … yên tĩnh này).

b. Thân bài: (từ Mùa thu đến … chấm dứt).

c. Kết bài: (từ Huế thức dậy đến … của nó).

25 tháng 10 2017

Em vẫn thường gặp cô Lan, cô giáo dạy em năm em học lớp một. Trong em, những ấn tượng tốt đẹp nhất về cô mãi mãi không phai mờ.

Ngày đầu tiên, khi em bỡ ngỡ theo chân mẹ đến trường, cô đã để lại cho em những kỉ niệm khó phai. Cô đã dịu dàng đón chúng em ở cửa lớp, làm cho những học sinh lần đầu tiên tới trường như em thật an tâm và tin tưởng. Cô giáo em chừng hai sáu, hai bảy tuổi. Cô dong dỏng cao, khuôn mặt nhìn rất phúc hậu với ánh mắt dịu dàng và nhất là mái tóc, mái tóc cô đen, mượt mà như dòng suối. Hàm răng cô trắng và đều đặn ... Cô nhìn chúng em với ánh nhìn trìu mến, dắt tay từng bạn, đưa về chỗ ngồi, như một người mẹ hiền vậy.

Cô rất thương yêu chúng em, lúc chúng em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học cô chỉ dịu dàng nhắc nhở. Cô cầm tay cho từng bạn trong lớp, uốn từng nét chữ; đếm từng con số... Cô còn là một đồng nghiệp thân thiện, hòa nhã với các giáo viên khác trong trường. Đối với em, cô giáo em là “giáo sư biết tuốt” vì cô có thể trả lời tất cả những thắc mắc của chúng em, từ chuyện bài học đến những thắc mắc ngoài sách vở ...

 

Em rất yêu quý cô. Cho dù bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em vẫn mong muốn mình học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học trò của cô. Em mong cô có sức khỏe để giảng dạy thật tốt, để cô tiếp tục dìu dắt những lớp đàn em, như em ngày xưa, cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ đến trường, rời tay mẹ, nắm lấy tay cô và thấy lòng mình ấm áp.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

1. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong các đoạn văn sau :       Vích-to Huy-gô, khi còn ở tiểu học là một cậu học sinh chăm chỉ và thông minh. Cậu thường nộp bài kiểm tra sớm và luôn được điểm cao. Một hôm trong giờ kiểm tra toán, cậu nộp bài chậm nhất, thầy giáo rất ngạc nhiên. Ông liếc thấy bài Huy-gô : đáp số đúng! Bỗng ông reo lên : "Lời giải được...
Đọc tiếp

1. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong các đoạn văn sau :

       Vích-to Huy-gô, khi còn ở tiểu học là một cậu học sinh chăm chỉ và thông minh. Cậu thường nộp bài kiểm tra sớm và luôn được điểm cao. Một hôm trong giờ kiểm tra toán, cậu nộp bài chậm nhất, thầy giáo rất ngạc nhiên. Ông liếc thấy bài Huy-gô : đáp số đúng! Bỗng ông reo lên : "Lời giải được bạn Huy-gô viết bằng thơ".

2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết các câu sau đây :

        Ngày 29 tháng 6 năm 2005, Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thông báo miền Bắc Thái Lan vừa bắt được một chú cá trê nặng tới 293kg. ................ này bị đánh bắt trên sông Mê Công, nơi đang có những loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Ngay khi được tin, người có trách nhiêm của Chính hủ Thai Lan đãđến tận nơi thương lượng để thả ....................................... lại sông, nhưng ...................... đã chết.

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các câu được liên kết với nhau :

        Pha Đin chênh vênh giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, nối Thuận Châu với Tuần Giáo. ............... tiếng Thái là nơi trời và đất giao nhau. ..................... dài 32km, dốc đứng và có tới 60 khúc quanh gấp, đầy bất trắc.  

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

1. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu là: cậu, ông

2. 

(1) Chú cá

(2) chú cá

(3) nó

3. 

(1) Pha Đin

(2) Pha Đin / Con đèo