K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT 

I. Đọc văn bản dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu: 

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

          Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

          Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

          - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!

          Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

          Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

Câu 1: Ai là người đã trồng cây xoài trong truyện?     

A. Nhận vật tôi
B. Chú Tư

C. Ba của nhân vật tôi

D. Sơn (con chú Tư)

Câu 2: Khi cây xoài bật rễ, nghiêng sang vườn nhà chú Tư, chú đã làm gì?

A. Đốn phần cây xoài ngã sang vườn nhà chú.

B. Chăm sóc cây xoài xanh tốt.

C. Bảo con trai mình trèo lên cây hái quả.

D. Lấy cây gỗ ra chống đỡ cho cây khỏi nghiêng.

Câu 3: Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?

A. Vì chú không thích ăn xoài.

B. Vì thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái.

C. Vì xoài năm nay không ngon như mọi năm.

D. Vì cây xoài rụng lá làm bẩn sân nhà chú.

Câu 4: Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?

A. Tức giận và quyết định không cho chú Tư xoài nữa.

B. Không nói gì và vẫn thân thiết với nhà chú Tư.

C. Mắng con của mình và phạt không cho ăn xoài.

D. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.

Câu 5: Qua bài đọc, em hiểu “cách sống tốt ở đời” trong câu chuyện này nghĩa là như thế nào?

A.   Sống lương thiện gần gũi mọi người.

B.   Sông không gây mất đoàn kết với hàng xóm.

C.   Sống phải bình tĩnh không được cãi cọ nhau.

D.   Sống không nên tranh giành mà phải rộng lượng có lòng vị tha.

Câu 6: “Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.”

Đoạn văn trên có ..... từ láy, đó là:..........................................................................

Câu 7: “ Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình” là nghĩa của từ nào dưới đây?

A. tự kiêu           B. tự quyết     C. tự tin              D. tự trọng

Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

               Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

          - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!

          A. Bộ phận sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận trước nó.

          B. Bộ phận sau dấu hai chấm là lời nói của nhân vật.

          C. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Dấu ngoặc kép trong  câu sau có tác dụng gì?

Với giọng hát cao vút, trong trẻo, ca sĩ Khánh Linh xứng đáng với danh hiệu “họa mi” của núi rừng.

          A. Trích dẫn lời nói của nhân vật.

          B. Đánh dấu từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt.

          C. Cả A và B đều đúng.

Câu 10. Trong các câu “ Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.

a)....... danh từ. Đó là: ..........................................................................................................

b) .........động từ. Đó là:.........................................................................................................

Phần II: Kiểm tra viết:

Em hãy viết một bức thư cho bạn bè hoặc người thân của mình và kể cho họ nghe về ước mơ của em.

 

 

 

0