K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2019

"Hai cây phong" là một câu truyện được trích từ tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai-ma-tốp được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Câu truyện kể về hai cây phong ở làng Ku-ku-rêu và người thầy Đuy-sen người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò còn nhỏ của mình! Người đã cứu giúp cô bé An-tư-nai khỏi sự hà khắc, sai khiến, đánh đập của bà thím.Hai cây phong được chính tay người thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai vun trồng. Giờ đây hai cây phong cao sừng sững là nơi gắn bó bao kỉ niệm của những người học trò trong làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng, chúng không chỉ được kể tả bằng sự quan sát mà bằng một tâm hồn và trí tưởng tượng của người nghệ sĩ! Hình ảnh hai cây phong gắn với câu truyện về người thầy. Thể hiện lòng biết ơn đối với người thầy Đuy-sen.

30 tháng 10 2019

Cái này chỉ là cảm nghĩ thôi nha.....bài này có sẵn mk lấy vở ra chép hà...vs tại lúc đấy vì chán quá nên cứ nghĩ sao ghi vậy thôi (mít tiết cuối mệt lắm...làm biếng) trong vở mk viết 1 trang lun í,mà chữ âu to!Chẳn hỉu sao nộp lên đay thấy ít gêleuleu

Nhưng mk chắc chắn với bn rằng!Đoạn văn này đã ghi đầy đủ ý ròi đấy....cũng ko quá ngắn mà cũng ko thiếu ý hay dư ý đâu!Vì là cảm nghĩ nên chỉ ns sơ mấy cái cần thiết thoi!haha

7 tháng 11 2017

Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .

4 tháng 3 2021

Hình ảnh con hổ trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ để lại cho em nhiều suy nghĩ. Con hổ bị cầm tù, bị bắt sống xa nơi ở của nó là núi rừng. Con hổ từng là chúa sơn lâm, vậy mà nay chúa sơn lâm lại phải chịu cảnh tù hãm. Con hổ uất ức, căm thù cay đắng kẻ đã đưa nó vào đây. Sống trong cái lồng sắt nhỏ bé, con hổ ngày đêm nhớ rừng, nhớ nơi ở trước kia của nó. Nó nhớ những ngày tháng tung hoành, làm chúa sơn lâm của một khu rừng rộng lớn, nó nhớ những tiếng gào thét trong huy hoàng. Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ảnh.

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.


      Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

1 tháng 3 2022

Tham Khảo:

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.


      Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.