K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 1
1. Đọc đoạn văn sau:
Rừng phương nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta
giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng
chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng
vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây
cúc áo, rồi tan dần theo hơi ẩm mặt trời.
2. Trả lời câu hỏi: Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi …… dần biến
đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào?
ĐỀ 2
1. Đọc đoạn văn sau:
Đà Lạt
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh
hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim
hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có
mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ
ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ
vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp
với giọng hót ấm áp.
2. Trả lời câu hỏi: Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì?
ĐỀ 3
1. Đọc đoạn văn sau:
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy
những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu,
nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được
tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của
những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm
vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt.
2. Trả lời câu hỏi: Bài văn miêu tả cảnh gì ?
ĐỀ 4
1. Đọc đoạn văn sau:
Những cánh buồm
Phía sau làng tôi có một dòng sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy
nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu,
mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, tỉa đỗ,
tra ngô, kịp gieo trông một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất,
đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh
buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
2. Trả lời câu hỏi: Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?
ĐỀ 5
1. Đọc đoạn văn sau:
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa
Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã
rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp
thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới
mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn
dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú
chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối
tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con
chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước
phành phạch.
2. Trả lời câu hỏi: Nêu nội dung chính của đoạn .
ĐỀ 6
1. Đọc Đọc đoạn văn sau:
Cây đề
Cây đề thường cổ thụ. Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt
vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua,
chẳng màng đến niềm vui thông tục. Đền đài miếu mạo chính là chỗ cho
cây đề gửi thân nương hồn như nhà tu hành đắc đạo. Trong tâm khảm
người Việt Nam, cây đề không phải là kỷ niệm mà là niềm sùng kính. Đó
cũng là cây mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền, đã giác ngộ, đã thành
Đức Phật Tổ từ trên hai nghìn năm trăm năm nay. Vì thế, nó được chăm
chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn.
2. Trả lời câu hỏi: Cây đề có ý nghĩa thế nào với người dân Việt Nam?
ĐỀ 7
1. Đọc đoạn văn sau:
Điều tôi yêu
Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự
sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng
đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều… Những điều này
tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
2. Trả lời câu hỏi: Tác giả tả buổi chiều thế nào?
ĐỀ 8
1. Đọc đoạn văn sau:
Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ
qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét.
Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ
khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu
mà giá một bông hồng những 2 đô la.
2. Trả lời câu hỏi: Tại sao cô bé khóc?
ĐỀ 9
1. Đọc đoạn văn sau:
Mùa thu ở đồng quê
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò
đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa
xanh mượt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven
làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm
đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những
mùa thu đã qua…
2.Trả lời câu hỏi: Mùa thu ở đồng quê có gì đẹp?
ĐỀ 10
1. Đọc đoạn văn sau:
Tôi yêu buổi trưa
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những
sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố
mẹ tôi. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa
này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được
hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra
những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai
sương. Tôi yêu lắm những buôi trưa mù hè !
2. Trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả yêu buổi trưa?

0
RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt...
Đọc tiếp

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân kia liền quét cái đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán là ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.

Đoàn Giỏi

* Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách ghi dấu X vào ô trống trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Bài văn tả cảnh gì?

a) Cảnh rừng phương nam về trưa.

b) Cảnh rừng lúc đi săn.

c) Cảnh rừng phương nam lúc ban mai.

 

Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh rừng rất yên tĩnh?

a) Rừng cây im lặng quá.

b) Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

c) Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

 

Câu 3. Những con vật trong bài tự biến đổi sắc màu để làm gì?

a) Để làm cho cảnh sắc thêm đẹp.

b) Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác.

c) Để làm cho kẻ thù không phát hiện ra.

 

Câu 4. Trong bài văn có mấy đại từ xưng hô?

a) Một đại từ. Đó là…………………….

b) Hai đại từ. Đó là…………………….

c) Ba đại từ. Đó là…………………….

Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; phảng phất; động đậy.

b) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; hương hoa; phảng phất;

c) chim chóc; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; trời tròn.

Câu 6. Trong câu văn dưới đây dấu phảy có tác dụng gì?

Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.

a) Ngăn cách các vế trong câu ghép

b) Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.

c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.

II. Trả lời câu hỏi:

Câu 1. (1 điểm) Tìm và chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

c. Ba chìm bảy nổi.

d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho các từ ngữ sau: chạy, núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, dẻo dai, đi.

Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

Động từ: ………………………………………………………………………

Danh từ: ……………………………………………………………………….

Tính từ: ………………………………………………………………………..

7
17 tháng 6 2023

help

 

17 tháng 6 2023

s0s

 

8 tháng 3 2022

  1. Mặt trời / hè nắng vàng mây nhẹ nhàng trôi.

  2. Hồ Đà Lạt / lặng im mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh.

  3. Tôi / đang mơ màng tưởng tượng thì tiếng chim hoàng anh chợt vang lên.

  4. Mình Hoàng Anh / thon thon, lông óng mượt, màu vàng nghệ.

8 tháng 3 2022

1. Mặt trời / hè nắng vàng mây nhẹ nhàng trôi.

  2. Hồ Đà Lạt / lặng im mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh.

  3. Tôi / đang mơ màng tưởng tượng thì tiếng chim hoàng anh chợt vang lên.

  4. Mình Hoàng Anh / thon thon, lông óng mượt, màu vàng nghệ.

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 

9/ Tìm trạng ngữ có trong bài và viết ra: 

 

0
CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    C. Không rõ từ phương nào.                        

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

1

Câu 1: 

C. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: 

A. Êm đềm, rộn rã.

Câu 3: 

B. Nhạc sĩ giang hồ.

Câu 4: 

Nội dung chính của bài văn là mô tả về con chim họa mi và tiếng hót của nó vào các buổi chiều, cũng như việc tác giả so sánh chú chim với một nhạc sĩ giang hồ và miêu tả hành động của nó trong tự nhiên.

Câu 5: 

A. im lặng

Câu 6: 

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

Câu 7: 

B. thay thế từ ngữ

Câu 8:

Bộ phận chủ ngữ: con họa mi ấy.

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

ATừ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    CKhông rõ từ phương nào.                        

Câu 2(0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 Câu 4(1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

 

 

1
18 tháng 5 2023

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: Nói về tiếng hót của họa mi

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: 

loading...

CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch,...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

 

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                         

                                                                     (Theo Ngọc Giao)

 

 

 

 

 

 

          II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào đáp án đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra ( 7 điểm).

Câu 1: (0,5 điểm). Con chim họa mi từ đâu bay đến ?

A. Từ phương Bắc.                  B. Từ phương Nam.

C. Từ trên rừng.                       D. Không rõ từ phương nào.

 

Câu 2: (0,5 điểm). Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Trong trẻo, réo rắt.            B. Êm đềm, rộn rã.

C. Lảnh lót, ngân nga.             D. Buồn bã, nỉ non.

 

Câu 3: (0,5 điểm). Chú chim họa mi được tác giả ví như ai ?

A. Nhạc sĩ tài ba.                 B. Nhạc sĩ giang hồ.

C. Ca sĩ tài ba.                       D. Ca sĩ giang hồ.

 

Câu 4: (0,5 điểm). Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1,0 điểm). Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót ?

A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.

B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.

C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.

D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.

 

Câu 6: (1,0 điểm). Nội dung chính của bài văn trên là gì?

……………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm). Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?

A. rộn rã                                B. thanh vắng

C. ầm ầm                         D. lành lạnh

 

Câu 8: (0,5 điểm). Dấu phẩy trong câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.” 

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

 

 

 

Câu 9: (1,0 điểm). Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

          B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.

C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

 

Câu 10: (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ  trong câu văn sau:

 

      Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
9 tháng 9 2021

Tôi ko  hiểu ý bạn sao lại có văn kiểu này???