A. MỞ BÀI Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước: Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh... - Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau: + Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm. + Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích) Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm). B. THÂN BÀI Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên. - Cách cắt ngang'. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng. - Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự. - Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được. Lưu ý: * Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau: - Nêu chủ đề tác phẩm. - Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm. - Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Đánh giá, nhận xét chung. * Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau: - Khái quát chủ đề tác phẩm. - Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.) - Nhận xét đánh giá. * Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau: (I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích) (1) . Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu) (2) . Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề: a) Khía cạnh 1: - Nêu ý - Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. - Tiểu kết, bình giá, chuyển ý. b) Khía cạnh 2: - Nêu ý - Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. - Tiểu kết, bình giá, chuyển ý. c) Khía cạnh 3: - Nêu ý - Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. - Tiểu kết, bình giá, chuyển ý. (3) Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên. (II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích) (1) Nêu giá trị của tác phẩm: (a) Giá trị nội dung. (b) Giá trị nghệ thuật. (c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm). (2) Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay. - Đối với cuộc sống. - Đối với sự phát triển văn học. (3) . Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có). C. KẾT BÀI - Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung. - Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm. - Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
A. MỞ BÀI
Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước:
Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh...
- Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau:
+ Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.
+ Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm).
B. THÂN BÀI
Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên.
- Cách cắt ngang'. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.
- Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự.
- Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được.
Lưu ý:
* Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau:
- Nêu chủ đề tác phẩm.
- Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm.
- Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Đánh giá, nhận xét chung.
* Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau:
- Khái quát chủ đề tác phẩm.
- Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.)
- Nhận xét đánh giá.
* Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau:
(I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích)
(1) . Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu)
(2) . Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề:
a) Khía cạnh 1:
- Nêu ý
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
b) Khía cạnh 2:
- Nêu ý
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
c) Khía cạnh 3:
- Nêu ý
- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.
(3) Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên.
(II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)
(1) Nêu giá trị của tác phẩm:
(a) Giá trị nội dung.
(b) Giá trị nghệ thuật.
(c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm).
(2) Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay.
- Đối với cuộc sống.
- Đối với sự phát triển văn học.
(3) . Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có).
C. KẾT BÀI
- Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.
- Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.
- Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.