Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi thả ba quả bóng bay vào không khí chỉ có quả bóng bay chứa khí H2 là bay được lên, còn quả bóng chứa khí O2 và quả bóng chứa khí CO2 đều rơi xuống mặt đất. Do khí H2 nhẹ hơn không khí còn khí O2 và khí CO2 đều nặng hơn không khí.
Quả bóng bay lên được => Bơm khí H2 (khí hidro nhẹ hơn không khí)
2 quả bóng không bay lên được => Bơm khí O2 hoặc CO2 (do khí oxi, cacbonic nặng hơn không khí)
a) Khối lượng mol của khí carbon dioxide (CO 2 ) bằng 12 + 16,2 = 44 (g/mol)
Tỷ lệ khối khí carbon dioxide (CO 2 ) đối với không khí bằng
dCO2/kk = MCO2/MKK = 44/29 = 1,52
Vậy khí carbon dioxide (CO2) nặng hơn không khí 1,52 lần
b) Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân huỷ chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon đioxide. Khí carbon đioxide tích tụ ở trên nền hang do khí đó nặng hơn không khí.
\(a,d_{\dfrac{CO_2}{KK}}=\dfrac{44}{29}\approx1,517\)
Vậy khí CO2 nặng hơn không khí và nặng gấp khoảng 1,517 lần
b, Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân huỷ chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon dioxide. Vì nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần nên khí carbon dioxide tích tụ ở trên nền hang.
Tham khảo!
- Quá trình tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn có kích thước lớn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được.
- Quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: Thức ăn được di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ và đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của các enzyme) tạo thành các chất đơn giản. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non và vận chuyển đến các tế bào, các chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
Tham khảo!
Tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất:
- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….
- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..
- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường tự nhiên như những hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, bão, lốc xoáy,…).
Sự nóng lên toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn điều kiện sống của các loại sinh vật trên Trái đất, một số loại không thể thích nghi để phát triển được sẽ bị thu hẹp về số lượng hoặc tệ hơn là bị xóa sổ hoàn toàn.
Hiệu ứng nhà kính còn khiến mực nước biển dâng cao, khiến đất đai bị nhiễm mặn, dẫn đến chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng. Ở một số nơi mưa nhiều gây ra lụt lội thường xuyên, khiến việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Tham khảo!
- Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.
Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu.
- Nếu chỉ số nồng độ glucose trong máu của một người lớn hơn mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc các bệnh sau: Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận, viêm màng não, tình trạng stress….
Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Chú ý: milimol/ lít có kí hiệu là mmol/ L.
CaCO3+H2SO4->CaSO4+CO2+H2O
0,1---------------------------------0,1
n CaCO3=\(\dfrac{10}{100}\)=0,1 mol
=>VCO2=0,1.22,4=2,24l
0,1---------------------------------0,1 gạch này là j ''-'' ạ
`#3107.101107`
a)
\(\text{2Cu}+\text{O}_2\rightarrow\text{ 2CuO}\)
b)
Theo pt: 2 : 1 : 2
`=>` n của O2 có trong pứ là `0,2` mol
Khối lượng khí O2 tham gia pứ là:
\(\text{m}_{\text{O}_2}=\text{n}_{\text{O}_2}\cdot\text{M}_{\text{O}_2}=0,2\cdot32=6,4\left(\text{g}\right)\).
Tham khảo!
Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện nhờ hệ hô hấp:
- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới họng, thanh quản, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu để đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 được tế bào thải ra từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.
- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.