Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Nghệ nhân Bát Tràng được viết theo thể thơ lục bát. Bởi vì bài thơ được cấu tạo từ những cặp câu 6 chữ - 8 chữ (lục bát)
Chọn đáp án: C. Lục bát
Người nghệ nhân Bát Tràng thật _______. Với cây bút _______, bàn tay ________ chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh đã hiện ra những hạt mưa ____. Bàn tay ấy khẽ _______ là hàng ngàn gợn sóng _______ của Hồ Tây cũng như hiện ra thật sinh động.
Người nghệ nhân Bát Tràng thật tài hoa. Với cây bút đơn sơ, bàn tay khéo léo chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh đã hiện ra những hạt mưa lất phất. Bàn tay ấy khẽ chao là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Hồ Tây cũng như hiện ra thật sinh động.
a) l hoặc n :
Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
Nên bé nào thấy đau !
Tối mẹ về xuýt xoa
Bé òa lên nức nở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau !
b) ut hoặc uc :
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ, rụt rè khi bước vào lớp Một, thế mà nay em đã lên lớp Bốn. Dù đã trôi qua mấy năm, nhưng em vẫn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên đáng nhớ. Sáng hôm ấy, em thức dậy thật sớm để cùng mẹ chuẩn bị hành trang tới trường. Mẹ nắm tay em và căn dặn nhiều điều. Trong lòng em dâng lên những cảm xúc bồi hồi và xa xuyến trong buổi đầu tiên tới trường. Xa xa, mái trường của em hiện ra với đủ sắc cờ và hoa rực rỡ. Cô giáo em trong tà áo dài dịu dàng, đón lấy tay em từ mẹ và hướng dẫn em đứng xếp hàng cùng các bạn. Cô đã động viên chúng em rằng: hãy tự tin, đoàn kết và cố gắng thi đua học tập tốt. Lời dặn của cô tới giờ chúng em vẫn còn nhớ và noi theo. Em rất yêu trường, yêu lớp, yêu bè bạn và yêu cô giáo đầu tiên của mình
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Bài 1:
(1) thủ đô Hà Nội
(2) chùa Một Cột
(3) văn miếu Quốc Tử Giám
(4) Hồ Gươm
(5) Về với xứ Huế, bạn sẽ được ngắm dòng sông Hương thơ mộng, được đào khắp kinh thành Huế
Bài 2:
a) ăn mặc: mặc
c) ăn nói: lời nói
c) ăn ở: cách sống hay cách ở
p/s: mk ko bk nx!
DANH TỪ:Tây Nguyên, ngày, mùa xuân, mùa thu, trời, hương, rừng, bầu trời, bờ suối, khóm hoa, muôn sắc, trưa, mây mù, phong cảnh, cành, bản, rặng đào, lá, trước, lộc, cánh hoa, đầu mùa, hai, chú, chim,con,mỏ, chíp chíp, anh, em, tôi, sâu, cào cào , châu chấu, Hậu, nước đường, bên, đôi, đứa con, mẹ
-ĐT: thoang thoảng, đưa, nhởn nhơ, đua, nở, tan dần, ra, hiện,trút, há,kêu, đòi, ăn, đi, bắt, về, cho, tập, bay, nhảy, quanh quẩn, bám, theo.
-TT:đẹp, lắm, mát dịu, trong xanh, trắng, vàng, hồng, tím, gần, sáng, cao ,hơn,rõ rệt, hết, khẳng khiu, lơ thơ, đỏ thắm, non, lớn, nhanh
a) Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa.
b) Nắng lên, dòng sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào duyên dáng.
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa :
Cánh cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.