K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2018

sasao hok ai trả lời câu hỏi của tui hét zậy trời!!!!

THẤT VỌNG.

6 tháng 8 2017

Truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường

- Cách xưng hô giữa Gióng với sứ giả: ta - ông

- Cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường, chững chạc

→ Đối với mẹ, Gióng là đứa trẻ, đối với quốc gia, Gióng là người hùng

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY 

28 tháng 2 2021

tk:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

II- Thân bài:

Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

Chứng minh:

Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

MÌNH ĐANG MUỐN LÀM MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT VÀ ĐANG THỰC TẬP VIẾT , MONG CÁC BẠN ĐỌC VÀ SỬA CHỮA HỘ MÌNH NHA :                                                     THẤT TINH NHẤT TRỤ                                                CHƯƠNG 1 : SỰ KHỞI ĐẦU                                  Huyền Diệu - một vương đảo đã từng làm cả địa cầu " chao đảo " cách đây hơn 1000 năm về trước ( vào năm 1015 ) về độ giàu...
Đọc tiếp

MÌNH ĐANG MUỐN LÀM MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT VÀ ĐANG THỰC TẬP VIẾT , MONG CÁC BẠN ĐỌC VÀ SỬA CHỮA HỘ MÌNH NHA :

                                                     THẤT TINH NHẤT TRỤ 

                                               CHƯƠNG 1 : SỰ KHỞI ĐẦU                                  

Huyền Diệu - một vương đảo đã từng làm cả địa cầu " chao đảo " cách đây hơn 1000 năm về trước ( vào năm 1015 ) về độ giàu có , rộng lớn , bình yên , và đặc biệt là : chính tại nơi đây , là cái nôi của biết bao nhân tài vang danh thời đó . Điển hình cho hàng ngàn nhân tài đó , chính là một vị vua anh minh - người đứng đầu quốc gia này - Thiên Tử Hoàng Thiên . Ông là 1 người mạnh mẽ , ý chí kiên cường  , không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì thứ gì , bất cứ người nào , bất cứ hoàn cảnh éo le ra sao , ông còn là một người thông minh lỗi lạc , trí võ song toàn  , hiểu biết mọi sự  . Vì thế mà ông còn được người đời ca tụng với cái tên " Thánh Nhân Giáo Sĩ ", có nghĩa là " vị thần học thức và chiến đấu của con người " . Không phải tự dưng mà ông lại được người đời ca tụng đến như vậy , mà là vì : chính ông là người đã giúp cho quốc đảo Huyền Diệu vô danh này trở nên có tên có tuổi khắp quốc cường năm châu , chính ông là người làm cho cái đất nước nghèo nàn lạc hậu này trở nên giàu có và hùng mạnh hơn bao giờ hết , chính ông là người đã dũng cảm đứng lên huy động mọi người chống giặc ngoại xâm , và cũng chính ông là người đã góp công rất lớn giúp đất nước đánh đuổi được giặc xâm lăng .Và  một điều nữa là : khi làm được điều đó , ông chỉ mới vỏn vẹn có 24 tuổi đời .

 5 năm sau đó , ông đã se duyên cùng với Cát Cánh - một nữ tướng sĩ trong triều , đã cùng ông làm biết bao nhiêu là việc , kể cả là phải đi chiến đấu cùng ông ở những nơi xa xăm ngàn dặm . Nàng là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp , dịu dàng , đảm đang và cũng có lúc thì nàng lại hóa thân thành một người con gái mạnh mẽ , một chiến sĩ đơn thân độc mã đứng trước chiến trường chỉ huy quân triều đánh tan quân giặc . Khác hoàn toàn với những vị vua khác , thiên tử Hoàng Thiên không muốn lập năm thê bảy thiếp , mà đối với ông , Cát Cánh mới chính là , và chỉ một Cát Cánh mới có thể đầu ấp tay gối  cùng ông mà thôi . Cũng chính vì điều này đã làm ông khác biệt với những người khác .

 Rồi cho đến 2 năm sau , Cát Cánh hạ sinh một vị công tủ khỏe mạnh , tài giỏi và có phần khôi ngô tuấn tú . Và đó chính là tôi , thái tử của Huyền Diệu - Hỏa Xa.Tôi nghe nhiều người kể lại , cũng cùng cái năm tôi sinh ra , không biết nguyên do là gì , mà có lẽ các nước láng giềng đã bắt tay vào hợp tác với nhau , chúng tập trung lực lượng chỉ để đến xâm lăng " ngôi nhà của chúng tôi , khiến biết bao người dân vô tội bị đỏ máu , và cũng vì thế , từ đó trở đi , đất nước chúng tôi dần dần bị xâm chiếm từng chút , từng chút một .Và ngay cả chính tôi cũng không hiểu tại sao , khi vừa bước sang tuổi thứ 5 trong cuộc đời , phụ vương đã vội vàng đích thân dạy cho tôi những mưu lược quân binh , những võ thuật , cách thức quân sự , những thứ được cho là việc mà những đứa con nít như tôi có thể học được.


Mong các bạn nhận xét dùm mình nha . ^_^

7
24 tháng 6 2018

hay đó

24 tháng 6 2018

cũng hay nhưng hơi khô khan cộc lốc , có nội dung đấy

21 tháng 12 2020

E đồng ý 

Vì đó là một bài thơ- một khúc ca khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.

●   Không chỉ là một bài thơ mà "Đoàn thuyền đánh cá" còn là một khúc tráng ca của tác giả ngợi ca những con người yêu lao động, yêu những con người làm chủ cuộc sống của họ và niềm vui sướng trước cuộc sống mới.

21 tháng 12 2020

E đồng ý 

Vì đó là một bài thơ- một khúc ca khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.

●   Không chỉ là một bài thơ mà "Đoàn thuyền đánh cá" còn là một khúc tráng ca của tác giả ngợi ca những con người yêu lao động, yêu những con người làm chủ cuộc sống của họ và niềm vui sướng trước cuộc sống mới.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể