K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
LL
5
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
20 tháng 5 2022
TK
https://thptsoctrang.edu.vn/20-de-thi-hoc-ki-2-lop-5-mon-toan-theo-thong-tu-22/
20 tháng 5 2022
Tham khảo link: https://thptsoctrang.edu.vn/20-de-thi-hoc-ki-2-lop-5-mon-toan-theo-thong-tu-22/
7 tháng 5 2017
cuối hk1, số hs đạt loại giỏi =3/7 số hs còn lại nên số hs đạt loại giỏi=3/3+7=3/10 số hs cả lớp
giứa hk2, số hs đạt loại giỏi=2/3 số hs còn lại nên số hs đạt loại giỏi=2/5 số hs cả lớp
3 hs chỉ:2/5-3/10=1/10 số hs cả lớp
số hs cả lớp: 3:1/10=30 hs
số hs đạt điểm giỏi giứa hk 2 môn toán: 30x2/5=12hs
22 tháng 3 2020
Số học sinh đạt điểm giỏi giữa học kì 2 môn toán là:12 học sinh
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán lớp 5 (Đề 2)
Bài 1. Viết các số sau:
a) Bốn mươi ba phần mười:
b) Bảy và mười lăm phần mười bảy:
c) Chín phẩy ba mươi bảy:
d) Hai mươi phẩy mười một:
Bài 2. Viết vào chỗ chấm:
a) 23/100 đọc là: ……….
b) 101,308 đọc là: ….
Bài 3. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 3 trong số 25,317 có giá trị là:
A. 3 B. 30 C.3/10 D.3/100
b)509/100 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,59 B. 5,9 C. 5,09 D. 5,009
c) Số bé nhất trong các số: 7,485 ; 7,458 ; 7,548 ; 7,584 là:
A. 7,485 B. 7,458 C. 7,548 D. 7,584
d) 3dm2 8cm2 =……..dm2
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 38 B. 3,08 C. 3,8 D. 3,008
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
a) 45,7 + 24,83 b) 92,5 – 8,76
c)4,29 x 3,7 d) 114,21 : 2,7
Bài 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 84 phút = 1,4 giờ b) 0,016 tấn = 160kg
c) 2 500 000 cm2= 25 m2 d) 12m2 6dm2 = 12,06 dm2
Bài 6. Tùng có 38 viên bi gồm hai loại bi xanh và bi đỏ, trong đó có 13 viên bi đỏ. Tìm tỉ số phần trăm số bị đỏ và bi xanh của Tùng.
Bài 7. Một hình tam giác có độ dài đáy là 24cm, chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích hình tam giác đó.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 - 2019
A. Đọc thành tiếng: (5đ)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI
B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng
b. Trưa
c. Chiều
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường
b. Xây nhà
c. Quét vôi
Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về
b. Chiều đi/ học về
c. Chiều đi học/ về
Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.
Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ
b. Trụ bê tông
c. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn
b. và
c. mà
Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa
b. Nhiều nghĩa
c. Đồng âm
Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)
1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)
2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.