Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.
Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.
Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.
THAM KHẢO
(*) Lựa chọn: mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ
- Kiến trúc:
+ Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.
+ Trong khu vực Nhà bia Tiến sĩ có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.
- Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
THAM KHẢO
- Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, vì: công trình này gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam; thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh.
- Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu khác là: nhà bia Tiến sĩ; khu Đại Thành; khu Thái Học; lầu Chuông; lầu Trống,…
Tham khảo:
Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông (tháng 8 năm 1070), vừa là nơi thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho vừa là trường học hoàng gia dành cho Hoàng thái từ. Thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông chính là học trò đầu tiên của ngôi trường này.
Tham khảo!
Một số hoạt động được tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc:
+ Cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi.
+ Lễ khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của thành phố Hà Nội;
+ Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
+ Lễ phong hàm Giáo sư, phó giáo sư.
THAM KHẢO
- Những biện pháp đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
+ Nhà nước đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công trình trong khu di tích.
+ Cơ quan quản lí Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đến khách tham quan về trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật, tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh.
Tham khảo:
1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.
Tham khảo!
Cảm nghĩ:
+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.
+ Những thông điệp xuyên thời gian mà cha ông ta gửi lại ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn nguyên giá trị, cả về giáo dục, đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, trách nhiệm của trí thức đối với nhân dân, đối với đất nước.
THAM KHẢO
- Điểm khác nhau:
+ Chức năng của Văn Miếu: thờ Khổng Tử và các nhà nho có công trong việc phát triển Nho giáo.
+ Chức năng của Quốc Tử Giám: nơi học tập của các hoàng tử, con quan đại thần hoặc con nhà dân thường học giỏi.