NT
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 5 2019
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (SGK, trang 112, Tập 1)
Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đổi sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
– Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian, trống trải cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bài sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người.
+ Câu đầu cho ta hình dung mảnh trăng ở cuối trời xa đã thấp phía chân trời. Trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đốn lúc này là một khoảng khá dài.
Vì quá sợ cái điều đột ngột này (đột ngột ở con quạ, chứ không phải đột ngột với chúng ta!) mà quạ đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật lặng tờ dưới ánh trăng suông. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi lừ nhành sương, nơi quạ đứng. Cũng có thể hiểu, quạ kêu sương khói tới đầy trời.
+ Câu thứ hai cho ta hình dung đông lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà môi sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng.
+ Cả hai câu chỉ có không gian nhưng nó cho ta hình dung được thời gian lúc này là còn rất sớm, còn quá sớm.
– Hai dòng sau muốn nhấn mạnh tiếng chuông chùa Hàn Sơn. Dù nó ở ngoài thành Cô Tô nhưng chắc hẳn là nới rất xa với nơi thuyền khách ngủ. Tiếng chuông ấy đã đông vào lúc nửa đêm đã đánh thức khách dậy trong một tâm trạng man mác, trong một đêm xa quê thao thức đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
Đúng(0)