K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2016

1. Bài ca ngất ngưỡng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự 
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng 
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông 
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng 
Lúc bình Tây, cờ đại tướng 
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên 
Đô môn giải tổ chi niên 
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng 
Kìa núi nọ phau phau mây trắng 
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi 
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì 
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng 
Được mất dương dương người tái thượng 
Khen chê phơi phới ngọn đông phong 
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng 
Không Phật, không tiên, không vướng tục 
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú 
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung 
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

2. Đánh thức người đời

Xót người tiền đếm gạo lường 
Thế mà cũng chịu một trường hoá sinh 
Nhân sinh bất hành lạc 
Thiên tuế diệc vi thường 
Đã đem vào cuộc hý trường 
Lại muốn theo phường thái cực 
Chuồn đội mũ mượn mầu đạo đức 
Thịt hay ăn một cục tham si 
Gác thay thảy là cầm là kỳ là tửu là thi 
Rất đỗi y quần chi hạ 
Bất tri hữu thử trân mỹ giả 
Ôi trời đất người đâu người thế 
Mấy trăm năm là mấy trăm năm 
Khiến cho lạc giả thương tâm

3. Đời người như thấm thoát

Đời người thấm thoắt

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi 
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi! 
Nhắn con tạo hoá xoay thời lại, 
Để khách tang bồng rộng đất chơi.

4. Bỡn cô đào già

Liếc trông giá đáng mấy mười mươi 
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười 
Giăng xế nhưng mà cung chửa khuyết 
Hoa tàn song lại nhị còn tươi 
Chia đôi duyên nọ đà hơn một 
Mà nét xuân kia vẹn cả mười 
Vì chút tình duyên nên đằm thắm 
Khéo làm cho bận khách làng chơi

5. Kẻ sĩ

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, 
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.
 
Có giang sơn thì sĩ đã có tên, 
Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý. 

Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị 
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường 
Khí hạo nhiên chí đại chí cương 
So chính khí đã đầy trong trời đất. 

Lúc vị ngộ, hối tàng nơi bồng tất 
Hiêu hiêu nhiên điếu Vịcanh Sằn 
Xe bồ luân dù chưa gặp ThangVăn 
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị

Cầm chính đạo để tịch tà cự bí 
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên 
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên 
Mang quách cả sở tồn làm sở dụng. 

Trong lang miếu ra tài lương đống 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi Can Tương 
Làm sao cho bách thế lưu phương 
Trước là sĩ, sau là khanh tướng. 

Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung, 
Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng.
 
Nước nhà yên mà sĩ được thung dung 
Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch 

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch 
Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn 
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn 
Đồ thích chí chất đầy trong một túi. 

Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới 
Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh 
Này này sĩ mới hoàn danh.

 
15 tháng 10 2016

1. Bỡn nhân tình

Tao ở nhà tao, tao nhớ mi, Nhớ mi nên phải bước chân đi. Không đi mi nói rằng không đến, Đến thì mi nói đến làm chi. Làm chi ta đã làm chi được, Làm được ta làm đã lắm khi

2. Cách ở đời

Ăn ở sao cho trải sự đời. Vừa lòng cũng khó há rằng chơi. Nghe như chọc ruột, tai làm điếc. Giận đã căm gan, miệng mỉm cười. Bởi số chạy đâu cho khỏi số. Lụy người nên mới phải chiều người. Mặc ai chớ để điều ân oán. Chung...

3. Cầm Kỳ Thi Tửu

Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay, đàn năm cung réo rắt tính tình dây, cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó. Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, (1). Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà. (2). Thú xuất trần, tiên vẩn là ta, sánh...

4. Chí làm trai

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc. Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay. Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2). Đã chắc rằng...

5. Chí nam nhi

Thông minh nhất nam tử. Yêu vi thiên hạ kỳ (1). Trót sinh ra thì phải có chi chi, chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu. Đố kĩ sá chi con tạo, nợ tang bồng quyết trả cho xong. Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung, cho...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.

- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.

21 tháng 10 2021

Thứ nhất, bởi vì ông muốn thể hiện tài năng của bản thân, thể hiện tinh thần dân tộc, không chỉ giỏi chữ Nôm mà còn giỏi chữ Hán.

Thứ hai, chữ Hán mang nghĩa rất rộng, chỉ vỏn vẹn 1 chữ cũng có thể nói lên rất nhiều điều.

27 tháng 12 2018

Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:

+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.

Đáp án cần chọn là: C

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

2 tháng 10 2019

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Bi kịch của những nhà nho trước hết là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Và ta đã chứng kiến trong lịch sử những thế hệ nhà nho để bảo vệ văn hóa của Nho giáo thậm chí đã phải chết để kết thúc tấn bi kịch đó.
- Có những nhà nho đã tìm lối thoát khác, một phương thức hữu hiệu khác, trở về với thiên nhiên trong sạch cao khiết (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…) Và ở trong từng giai đoạn khác nhau tấn bi kịch của nhà nho lại có nét riêng biệt.

1 tháng 10 2021

Cảm ơn ạ

5 tháng 1 2020

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

    + Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

    + Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

    + Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

    + Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo