Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ địa phương | Từ toàn dân |
lạt | nhạt |
duống | Đưa xuống |
Né | Tránh |
phỏng | bỏng |
Túi mắt túi mũi | tối mắt tối mũi |
Tui | Tôi |
xắt | Thái |
Nhiêu khê | phức tạp |
Mè | vừng |
heo | lợn |
vị tinh | bột ngọt |
thẫu | thấu |
vịm | liễn |
o | cô |
trẹc | mẹt |
tô | Bát to |
Chi | Gì |
Môn bạc hà | Cây dọc mùng |
trụng | Nhúng |
Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; bạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…
Câu: chiều, bọn tôi học Toán
- Mở rộng trạng ngữ: Chiều tối hôm qua, bọn tôi học Toán
-Tác dụng: cụ thể thời gian được nhắc đến là trong quá khứ.
- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:
+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)
+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)
+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.
Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.
- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rõ ràng.
Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rõ ràng.
Phó từ hãy xuất hiện nhiều lần (6 lần) trong phần kết của văn bản Người thầy đầu tiên, việc lặp lại phó từ này đứng trước động từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cầu khiến, thuyết phục, động viên làm việc gì đó.
Đoạn văn nói đến những suy tư, trăn trở của người kể chuyện. Câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên - thầy Đuy-sen đã thôi thúc người kể chuyện muốn được sáng tác, muốn được vẽ lại một chi tiết trong câu chuyện hay vẽ chân dung người thầy đặc biệt này để tỏ lòng biết ơn, yêu mến, kính trọng.
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.