Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+Tên truyền thống: Yêu nước hào hùng chống giặc ngoại xâm.
+Lịch sử ra đời: Tại Sóc Sơn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng
+Ý nghĩa của truyền thống: Ca ngợi tình yêu quê hương, lòng dũng cảm của con người.
+Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thánh Gióng
+Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó: Lập đền thờ hằng năm mở hội cho người dân đến viếng thăm.
+Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: Gắn với đền Gióng, mang câu chuyện lịch sử.
+Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: Lập đền, mở hội.
+Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: bức tranh, bài thơ, bài văn….
- Chia sẻ về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần giúp đỡ: Một bạn học ở lớp có hoàn cảnh khó khăn, chưa có xe đạp để đi học phải đi bộ mà quãng đường từ nhà đến trường rất xa.
- Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn đó: tự hào vì đã giúp được các bạn và cảm thông cho hoàn cảnh các bạn nhiều hơn…
- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.
- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…
- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.
Bài mẫu:
Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre
Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.
Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.
Chuyến đi vào thành cổ Quảng Trị là chuyến đi thực tế nằm trong hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử của trường em. Ban đầu khi mới nghe đến tên thành cổ Quảng Trị em luôn tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong hoàng cung. Tất cả chúng em đều rất háo hức, ai nấy đều nghĩ sẽ được dạo chơi trong một không gian thật đẹp.
Cả đoàn du lịch ngày hôm đó là toàn bộ học sinh khối lớp 6 và các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm. Sau hai tiếng đồng hồ đi trên xe khách, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Tất cả đều reo lên vui sướng vì nhìn từ cổng thành cổ Quảng Trị trông rất cổ kính. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Thế nhưng khi bước vào trong thành chúng em đều ngỡ ngỡ ngàng bởi không có cũng điện nguy nga nào cả. Vừa lúc đó, cô giáo phụ trách dẫn cả đoàn đã gọi tất cả tập trung lại. Chờ cho mọi người đông đủ cô bắt đầu giới thiệu về thành cổ Quảng Trị. Chúng em được biết đây là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta. Cuối cùng chúng em cũng đã hiểu tại sao thành cổ lại đổ nát như vậy. Thật không ngờ nơi đây lại chịu nhiều đau thương như vậy.
Khi đến đây, chúng em luôn giữ thái độ thành kính và giữ gìn cảnh quen xung quanh. Chúng em không hái hoa, đi lại nhẹ nhàng và không vứt rác bừa bãi. Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng em di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị... Đi một vòng chúng em đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Cả ngày hôm ấy chúng em đã đi thật nhiều nơi và cũng biết thêm thật nhiều điều thú vị.
Em đã có một chuyến đi bổ ích. Em thấy biết ơn những người đã hy sinh để giành lại độc lập, đem lại cuộc sống bình yên cho chúng em như ngày hôm nay.
- Chia sẻ với các bạn:
+ Những hoạt động lao động ở gia đình em gồm có tự phục vụ cá nhân, làm việc nhà và những việc góp phần phát triển kinh tế gia đình
+ Những người tham gia các hoạt động lao động là các thành viên trong gia đình.
+ Những hoạt động lao động em đã từng tham gia phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Em chia sẻ những hoạt động lao động cùng gia đình: Trồng rau, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa, dệt vải, nấu cơm, gặt lúa… Hoạt động thực hiện thường xuyên: Trồng rau, nấu cơm, quét nhà.
- Em đã hoạt động lao động tại gia đình sau giờ học/ đã hoàn thành bài tập.
- Em có xây dựng kế hoạch lao động cụ thể tại gia đình. Kế hoạch được xây dựng dựa trên thời gian rảnh rỗi và các công việc tại gia đình phù hợp với em.
- Dùng sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương em trước thầy cô và các bạn.
- Học sinh đoạn đoạn văn đã viết, kết hợp chia sẻ và nêu suy nghĩ.
- Cảm xúc và bài học em rút ra sau khi tham gia và vận động mọi người cùng tham gia hoạt động:
+ Vui vẻ, hạnh phúc khi giúp đỡ mọi người.
+ Mong muốn tham gia và chia sẻ nhiều hơn.
+ Yêu thích hoạt động thiện nguyện.
- Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập ngày càng tiến bộ hơn.
- Dự kiến, để hợp tác bởi bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng mình để mọi người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi người để có thể hợp tác tốt hơn…
- Truyền thống tự hào của địa phương em: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.
- Em từng tham gia Lễ hội Đền Gióng của địa phương.
- Sau khi tham gia Lễ hội Đền Gióng em cảm thấy:
+ Biết ơn công lao của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Yêu đất nước và quê hương mình nhiều hơn.
+ Cảm thấy bản thân cần phải học tập thật tốt để giúp ích cho quê hương, đất nước.
+…