K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2023

a. Biệt ngữ: gà

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “gà” trong câu không có nghĩa là con vật, một loại gia cầm. “Gà” trong câu trên được hiểu là người có năng khiếu, được ưu ái.

b. Biệt ngữ “tủ”

Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “tủ” trong câu không có nghĩa là đồ dùng để đựng. “Tủ” trong câu trên được hiểu là học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi.

13 tháng 9 2023

a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già.

Bách: nhiềuNiên: Đơn vị thời gian là nămGiai: Trong câu này là chỉ tốtLão: người gia

b. Danh chính ngôn thuận: đủ tư cách, khả năng để đảm trách công việc nào đó; được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.

Danh: ở đây là danh tiếngChính:  là chánh đángNgôn: nói, tự mình nói raThuận: chuyển động theo cùng một hướng

c. Chiêu binh mãi mã: Triệu tập lực lượng, chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.

Chiêu: ở đây là kêu gọiBinh: binh sĩMãi: ở đây được hiểu là muaMã: ngựa

d. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.

Trung: Trung thànhQuân: vuaÁi: yêuQuốc: đất nước
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

a. bách niên giai lão: cùng sống với nhau đến lúc già, đến trăm tuổi.

- Bách: nhiều

- Niên: năm

- Giai: chỉ ý tốt

- Lão: già

b. danh chính ngôn thuận: danh nghĩa chính đáng thì lời nói dễ được nghe.

- Danh: danh tiếng.

- Chính: chính đáng.

- Ngôn: ngôn ngữ, lời nói

- Thuận: chuyển động theo một chiều hướng.

c. chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh.

- Chiêu: chiêu mộ, kêu gọi

- Binh: binh lính, tướng sĩ

- Mãi: mua

- Mã: con ngựa

d. trung quân ái quốc: yêu nước, trung thành với vua.

- trung: lòng trung thành

- quân: vua, người đứng đầu một đất nước.

- ái: yêu

- quốc: đất nước.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:

- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi

- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.
 

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?

Lên thác Xuống ghềnh


Những câu thành ngữ có nghĩa tương tự nhau như:

+ Lên núi đao xuống biển lửa

+ Mấy núi cũng leo mấy sông cũng lội

Câu thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" được chuyển sang tiếng khác:

3
21 tháng 11 2016

Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.

21 tháng 11 2016

chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan

14 tháng 9 2023

Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng:

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm.

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải.

Căn cứ vào câu 1 và câu 2 cho thấy hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách.

14 tháng 9 2023

a. Tác dụng: thể hiện đặc điểm cẩn thận và khôn ngoan của nhân vật nữ được nhắc đến.

b. Tác dụng: thể hiện đặc điểm hành động ăn cắp ví tiền của nhân vật ăn cắp được nhắc đến.

12 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.

b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.

12 tháng 9 2023

Các biệt ngữ:

a. lầy

b. hem

Nhận xét: Các biệt ngữ trên hình thành trên những quy ước riêng của những người trẻ tuổi, thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Trong câu a sử dụng khi giao tiếp với bố - người lớn nên không phù hợp. Trong câu b sử dụng khi giao tiếp với bạn bè – có thể sử dụng biệt ngữ.

16 tháng 9 2023

Là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà dùng để bộc lộ tình cảm.

Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy:a. Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn.                      (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)b. Để có hơn 400 phút phim sống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy:

a. Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn.

                      (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

b. Để có hơn 400 phút phim sống động đến từng giây, nhà sản xuất A-lớt-xtơ Phơ-dơ-gheo và nhóm làm phim lên tới 60 người đã bỏ tới 4 năm để quay tại hơn 50 quốc gai với công nghệ quay phim hiện đại nhất.

                          (Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”)

c. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?

                          (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

d. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

                                                              (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

2
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. Câu kể - trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

b. Câu kể - trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

c. Câu hỏi - cuối câu có dấu hỏi chấm

d. Câu kể - trần thuật và cung cấp thông tin về sự vật hiện tượng

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Câu kể - câu dùng để trần thuật về hiện tượng sự vật

b. Câu kể - câu dùng để trần thuật về hiện tượng sự vật

c. câu hỏi - cuối câu đặt dấu chấm hỏi

d. Câu kể - câu dùng để trần thuật về hiện tượng sự vật

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0