K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu chuyện sau tác giả đã xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm, tư tưởng nào? “Truyện kể rằng: Vào một buổi học nọ, có một thầy giáo mang đến lớp một bao tải khoai tây lớn. Thầy bảo các học sinh nếu cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. nhiều học sinh thích thú viết tên những người đáng ghét rồi cho vào túi. Chỉ một lát, túi nào cũng đầy căng. Sau đó, thầy yêu cầu học sinh mang theo túi khoai tây bên mình bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trong một tuần lễ: đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải mang theo…Chỉ một thời gian ngắn sau, các học sinh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái khi mang một túi khoai nặng kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn khi khoai tây bắt đầu thối rữa, rủ nước. Cuối cùng, họ quyết định quẳng hết số khoai tây ấy. Khi trút gánh nặng, họ cảm thấy thật thoải mái vô cùng. Thầy giáo mỉm cười giải thích: “Các em thấy đấy, lòng oán hận làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở biết bao! Càng căm ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng khó chịu mãi trong lòng. Hãy học cách tha thứ các em nhé!”. (Theo Inspirational story) 5 điểm AHãy học cách tha thứ. BHãy viết tên những người mình oán hận lên khoai tây C. Hãy đọc thật nhiều sách .D Hãy học cách quan sát người khác. Giúp mình với :33 Mình cảm ơn trước
0
Cảm nghĩ về câu chuyện sau :Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi THÍCH THÚ viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau,...
Đọc tiếp

Cảm nghĩ về câu chuyện sau :

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi THÍCH THÚ viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy MỆT MỎI VÀ PHIỀN TOÁI vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định XIN THẦY CHO QUẲNG HẾT số khoai tây ấy đi và cảm thấy THẬT NHẸ NHÀNG, THOẢI MÁI TRONG LÒNG. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 1: Nêu PTBĐ chính của văn bản trên. Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói của người thầy : “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng." Câu 3 :Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau :"Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 4 :Bài học em rút ra cho bản thân qua văn bản trên .

1
3 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. Câu nói của người thầy có ý nghĩa rằng khi ta oán hận, căm ghét người khác ta chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm bản thân ta trở nên xấu đi. Chính vì vậy hãy vị tha, bỏ qua lỗi lầm cho người khác để bản thân ta cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ hơn.

3. BPTT so sánh: so sánh lòng vị tha, sự cảm thông với món quà quý giá

=> Tác dụng của BPTT: biện pháp so sánh để làm rõ ý nghĩa của lòng vị tha, sự cảm thông. Nó chính là điều tốt đẹp ta dành cho mọi người và cho chính bản thân mình.

4. Bài học tôi rút ra cho bản thân: hãy tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác.

Câu chuyện sau tác giả đã xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm, tư tưởng nào? “Truyện kể rằng: Vào một buổi học nọ, có một thầy giáo mang đến lớp một bao tải khoai tây lớn. Thầy bảo các học sinh nếu cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. nhiều học sinh thích thú viết tên những người đáng ghét rồi cho vào túi. Chỉ...
Đọc tiếp
Câu chuyện sau tác giả đã xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm, tư tưởng nào? “Truyện kể rằng: Vào một buổi học nọ, có một thầy giáo mang đến lớp một bao tải khoai tây lớn. Thầy bảo các học sinh nếu cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. nhiều học sinh thích thú viết tên những người đáng ghét rồi cho vào túi. Chỉ một lát, túi nào cũng đầy căng. Sau đó, thầy yêu cầu học sinh mang theo túi khoai tây bên mình bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trong một tuần lễ: đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải mang theo…Chỉ một thời gian ngắn sau, các học sinh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái khi mang một túi khoai nặng kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn khi khoai tây bắt đầu thối rữa, rủ nước. Cuối cùng, họ quyết định quẳng hết số khoai tây ấy. Khi trút gánh nặng, họ cảm thấy thật thoải mái vô cùng. Thầy giáo mỉm cười giải thích: “Các em thấy đấy, lòng oán hận làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở biết bao! Càng căm ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng khó chịu mãi trong lòng. Hãy học cách tha thứ các em nhé!”. (Theo Inspirational story) 5 điểm Hãy học cách tha thứ. Hãy viết tên những người mình oán hận lên khoai tây. Hãy đọc thật nhiều sách. Hãy học cách quan sát người khác.
0
Đọc thầm văn bản và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng 1 bài văn ngắn Vào 1 buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và 1 bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích vs mọi ng rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc ko muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên ng đó lên 1 củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những ng ko ưa hay ghét giận rồi cho...
Đọc tiếp

Đọc thầm văn bản và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng 1 bài văn ngắn

Vào 1 buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và 1 bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích vs mọi ng rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc ko muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên ng đó lên 1 củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những ng ko ưa hay ghét giận rồi cho vào túi. Chỉ 1 lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cx đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có ng 1 túi ko chứa hết khoai, phải thêm 1 túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mk túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trg thời gian 1 tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui choi vs bạn bè cx phải đem theo.

Chỉ sau 1 thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cx có 1 túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nc. Cuối cùng chúng tôi quyết định xn thây cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trg lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:'' Các em thấy ko, lồng oán giận hay thù ghét ng khác đã lam cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và ko tha thứ cho ng khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trg lòng. Lòng vị ta, sự cảm thông với những lỗi lầm của ng khác ko chỉ là 1 món quà quý giá để ta trao tặng mọi ng, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mk''

2
24 tháng 9 2019

Tham khảo:

Câu chuyện về túi khoai tây giúp con người chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự thù hằn đối với người khác. Một buổi sáng thầy giáo đưa cho các bạn học sinh rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy bảo các em khi nào tức giận hoặc căm ghét ai thì hãy cho một củ khoai tây vào trong túi nhựa này và mỗi ngày phải mang nó theo bên mình. Thế là nhiều ngày sau đó các bạn học sinh mang những củ khoai tây theo bên mình những dần dần các bạn ấy thấy nẵng nề vì phải đem theo túi khoai tay ben mình . cứ thế những củ khoai tây đã thối rữa và rỉ nước. Các bạn học sinh đã quyết định gặp thầy giáo xin thầy không mang túi khoai tây bên mình nữa. Thầy giáo đã giảng giải cho cac ban hs vì một bài học rất sâu sắc. Bài học về lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Trong cuộc sống là như thế đấy . Chúng ta không tha thứ cho những người đã gây ra sai lầm với mình thì cái sự căm ghét giận thù ở trong lòng mình mỗi ngày nhiều thêm làm cho chúng ta thấy khổ sở và nặng nề. Chúng ta biết thứ tha cho họ thì đó chính là món quà mà ta đã dành tặng cho họ và cho mọi người. Ta không biết cảm thông thì ta và họ sẽ giữ láy gánh nặng đó trong lòng mãi tới khi chúng ta ra đi. Nên ta thấy đấy sống ở đời phải có lòng vị tha , sự cảm thông với những lỗi làm của người khác sẽ mang lại món quà tốt đẹp co bản thân chúng ta.

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 9 2019

Sau khi đọc xong câu chuyện " Câu chuyện về túi khoai tây " bài học của thầy cũng chính là bài học mà tôi rút ra từ câu chuyện. Chỉ đơn giản là một túi khoai tây, khi viết được tên những người mình ghét lên củ khoai thì thật là nhẹ nhàng nhưng khi làm việc hay vui chơi mà cứ phải mang theo cái túi đó thì quả thực là mệt mỏi và cảm giác không thoái mái. Chúng ta đều biết, khi chúng ta học cách tha thứ và chấp nhận thì mọi chuyện thật là đơn giản nó không có gì là khó khăn, khó khăn là do chúng ta tạo nên không phải do đối phương. Học được cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng như bạn đang tha thứ cho chính bản thân...Nếu thù ghét một người nó khiến bạn mệt mỏi ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của bạn vậy hãy buông bỏ và tha thứ vì đôi khi tha thứ chính là món quà quý giá nhất của con người.

Hôm nay có bạn nào đi 20/11 chưa? Nếu chưa, mời các bạn ........ tham khảo vài bài văn để .......... chúc các thầy cô nhé .... :)Nguồn: tinmoi.vnDưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến...
Đọc tiếp

Hôm nay có bạn nào đi 20/11 chưa? Nếu chưa, mời các bạn ........ tham khảo vài bài văn để .......... chúc các thầy cô nhé .... :)

Nguồn: tinmoi.vn

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Tác giả: Vũ Nguyễn

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 1

Thời gian cứ trôi đi âm thầm và lặng lẽ, thấm thoát đã gần bốn tháng trôi qua. Thời gian tuy ngắn nhưng cũng đủ làm cho em cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Kim Tân. Với ước mơ trở thành 1 cô học trò được khoác lên mình chiếc áo đồng phục của trường THPT Chuyên Lào Cai, em đã rời xa ngôi trường mà mình đang học để đến với 1 ngôi trường hoàn toàn mới, những lo lắng, suy nghĩ xuất hiện trong khối óc nhỏ bé: Lo sợ vì mất đi những người mà mình quan tâm, yêu thương nhất, sợ vì phải rời xa nơi mà mình cảm thấy an toàn nhất, sợ phải chia tay những đứa bạn mà ngày nào cùng mình đùa nghịch và chọc ghẹo lẫn nhau,...và sợ cả khi không có bạn bè, thầy cô ở bên, có những lúc em đã định lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về những người đang trông mong và tin tưởng, em đã quyết định tiến bước, hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhớ những ngày ấy, những ngàu đầu của tháng 8, tiết trời ấm áp, khi trên con đường đến trường mới lạ còn cảm thấy có một chút mặc cảm, tự ti về bản thân, run sợ trước thách thức mới đang chờ đón thì khi đặt chân đến trường những cảm giác ấy hoàn toàn tan biến. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân vào cánh cổng là một cái gì đó rất gần gũi, thân quen. Ngôi trường hiện lên đẹp và khang trang, những tán lá cây dang rộng, một làn gió mát rượi thoảng qua đưa tâm hồn vào những điều tuyệt diệu nhất. Có lẽ chính cảm giác ấy đã thúc giục bước chân em tiến nhanh vào lớp học. Em bước lên cầu thang dãy nhà B, lên đến tầng 3, tấm biển lớp 9D được đặt ngay ngắn. Bước vào lớp các bạn đều rất thân thiện và dễ gần, tất cả đều cởi mở và vui vẻ chào đón một thành viên mới. Và sau đó, chính ngày hôm ấy, em đã gặp được cô-cô Lê Thị Lương. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là một con người rất thẳng thắn nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến học sinh. Cô có biết rằng, lời động viên của cô hôm ấy đã khiến em cảm thấy có ý chí để vươn lên hi vọng rằng mình có thể làm tốt.

Những ngày tiếp theo đó, em hiểu rõ về cô hơn cô rất nghiêm khắc, có những lúc em cảm thấy vô cùng sợ và tự hỏi rằng tại sao cô phải nghiêm khắc với chúng em như vậy? Nhưng rồi, thời gian đã giúp em nhận ra, cô nghiêm khắc là muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành và trở thành 1 con người tốt. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng em trong mọi việc. Cô cầm chổi giúp chúng em dọn vệ sinh trường lớp, cô cầm cuốc giúp chúng em trồng hoa,...và cô cầm cả viên phấn để viết lên cả tấm lòng mình. Cô dạy cho chúng em biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi, cô giúp cho chúng em tạo ra một cuốn sổ với thật nhiều trang viết với hình ảnh thú vị. Em thương cô vì cô quá vất vả, dẫu cô ốm nhưng không bao giờ cô bỏ giờ tự quản trong 15p đầu giờ trên lớp, thương ánh mắt cô thật buồn, những giọt nước mắt lăn dài trên má vì chúng em không ngoan...Em càng thương cô hơn vì cô luôn là giáo viên công bằng và luôn đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, cô luôn tìm cách để thấu hiểu được bọn học trò chúng em và nâng đỡ cho những bước chân ngây dại của chúng em. Em càng khâm phục cô hơn ở cách mà cô dành cho em và những bạn bè khác, cô luôn biết những khuyết điểm của mình và cố gắng khắc phục, cũng như góp ý khuyên răn với những khuyết điểm của chúng em 1 cách tinh tế để hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. Cô ơi! Em thương cô lắm tấm lòng rộng mở của cô, có nghiêm khắc nhưng rất mực thông cảm với học trò của mình, sự sâu sắc và gần gũi của cô nữa và còn vô vàn những điều khác nữa, đó phải là cả một tâm hồn, một trái tim dành cho chúng em,... và dẫu đó chỉ là tình cảm một chiều của cô, cô cho đi chẳng mong nhận lại điều chi cả. Đối với em, em đã lớn hơn chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi học với cô, em có được một tâm hồn mới, một sự tự ti vốn ẩn nấp trong em. Một trái tim biết cảm thông và lắng nghe, một tinh thần vượt khó cho dù vấp ngã, em đã học ở cô là sự nỗ lực không ngừng, cô chính là điểm tựa cho em đứng lên sau vấp ngã, gạt đi nước mắt em lạc bước tiếp ở cuộc đời này, em đã biết nhìn nhận vấn đề và không còn nữa những đánh giá ngây ngô.

 

Cô ơi! Ngày 20/11 sắp đến, em mong cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm của mình và cảm ơn cô về tất cả những gì cô giành cho em. Em yêu cô và yêu mái trường THCS Kim Tân này nhiều, em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên được nơi này-nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay xa.

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết. Lớp 9D. Trường: THCS Kim Tân. TP. Lào Cai.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 2

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.

Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Đỗ Thị Lan Thu - 12A3 - THPT B Phủ Lý (2012- 2015)

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 3

“Thưa thầy con đã thuộc bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy”.Thầy đang đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho đàn em bé nhỏ. Thầy vẫn đứng ở đó, đứng suốt mấy mươi năm làm tóc thầy lốm đốm bạc vì bụi phấn.

Ai là người dạy chúng ta tập đọc, tập viết? Ai là người mang lại kiến thức cho chúng ta? Ai là người dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải? Ai là nguồn động lực giúp tôi trưởng thành? Ai đã vực tôi đứng dậy khi tôi vấp ngã? Ai đã làm tất cả vì học sinh thân yêu bất chấp những hôm trái gió trở trời vẫn lặng lẽ đến trường? Ai?

“Thầy giáo”, hai từ thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩ tôi. Đối với tôi thầy là một người cha có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết. Lúc nhỏ, tôi thường hay hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, tại sao con lại phải gọi thầy là “thầy giáo” vậy mẹ?” Thật là một câu hỏi ngây thơ và ngờ nghệch. Nhưng đó là những tình cảm đầu tiên, những cảm nhận mơ màng về “thầy giáo” của đứa trẻ thơ khi chập chững vào lớp một. Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc đối với trẻ thơ. Lúc đó tôi chưa cảm nhận được sự yêu thương của thầy vì trẻ con thì luôn ngây thơ và không có những suy nghĩ sâu xa.

Tôi ngày một lớn khôn và học rất nhiều thầy giáo khác nhau. Nhưng tôi cảm giác các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ ai là thầy giáo mới có. Đó chính là lòng yêu thương vô bờ bến của Thầy dành cho học trò. Lũ học trò chúng tôi cứ hay làm cho Thầy giận, Thầy buồn vì những trò phá lại nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ cần chúng tôi biết lỗi thì Thầy bỏ qua tất cả. Thầy dạy bao điều bổ ích. Thầy là người cha thứ hai của tôi. Thầy dạy tôi kiến thức, truyền đạt bao bài học hay.” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.”

Người Thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. thầy như ngọn hải đăng soi sáng bước chúng em đi. Thầy lại là ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Thầy cho em niềm tin, niềm hi vọng. Thầy dạy em học tập, biết yêu quê hương đất nước. Thầy là nguồn động viên tinh thần của chúng em. Ngay cả vua cũng cần có thầy. Đời đời hình ảnh người thầy vẫn đẹp mãi trong nhân loại.

“Kính Thầy mới được làm Thầy”. Bổn phận tối thiểu của học sinh là phải yêu quí và kính trọng Thầy. Người Thấy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn vinh, phải nhắc đến. mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.

Ngày hai mươi tháng mười một sắp đến, các bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn đến thầy. Chắc hẳn người Thầy sẽ không cần những món quà quí giá, đắc tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy.

Tác giả: Nguyễn Đình Vân Khanh. Học sinh Lớp: 8/2. Trường THCS Định Hòa. Năm học 2009-2010

59
30 tháng 12 2016

HAY CHÉP MẠNG ĐÓ ÔNG

19 tháng 11 2016

Hay quá

Đề: Tả một loài cây em yêu thích ( Xin các cậu nhận xét bài này cho tớ nha )                                                                         Bài làm  Mới chớp mắt mà đã lớp 12 rồi sao, đối với chúng em, không chỉ thầy cô, bạn bè cùng gắn bó bao kỉ niệm đùa vui chung với nhau mà cũng còn cây phượng gắn bó chung tuổi học trò hồn nhiên, đáng yêu.Dù đã trải qua bao nhiêu năm với những tuổi học...
Đọc tiếp

Đề: Tả một loài cây em yêu thích ( Xin các cậu nhận xét bài này cho tớ nha )

                                                                         Bài làm

  Mới chớp mắt mà đã lớp 12 rồi sao, đối với chúng em, không chỉ thầy cô, bạn bè cùng gắn bó bao kỉ niệm đùa vui chung với nhau mà cũng còn cây phượng gắn bó chung tuổi học trò hồn nhiên, đáng yêu.

Dù đã trải qua bao nhiêu năm với những tuổi học trò khác mà phượng vẫn trẻ trung như ngày nào. Phượng có những tán lá xòe rộng để giúp các bạn hs có thể tán ngẫu, vui đùa với nhau, cùng cười cùng vui. Thêm đó, lại còn có một đặc điểm nổi bật nhất đó chính là màu hoa đỏ thắm, hoa chỉ nở vào ba tháng hè và đó cũng là lúc chúng ta phải chia tay bạn bè, thầy cô giáo.

 Bên những hai lối đi vào thì em có thể nhìn thấy hai dãy phượng đang chào đón em cứ như phượng đã chờ đợi em rất lâu. Khi em cùng các bạn ngồi đọc sách dưới bóng râm thì em cảm thấy như có một bầu không khí trong lành từ phượng cứ như là chỉ dành riêng cho em vậy. Đối với em phượng là một người bạn của em chứ không phải chỉ là một cây cảnh trong trường bởi vì phượng cũng đã gắn liền với tuổi học trò cùng những kí ức khó phai. Chao ôi! mỗi lần nhớ lại kí ức xưa thì em cảm thấy thật buồn cười. Nhớ những lúc trèo lên cây phượng ngắt hoa xuống, rồi cùng nhau làm con bươm bướm rồi ép vào tập, đứa nào khéo thì có thể làm đẹp hơn. Rồi vài lần cả lớp cùng ăn liên hoan dưới gốc cây phượng, đứa nào đứa nấy cũng đều thích thú.

 Nhưng kỉ niệm đó cũng phải có một ngày kết thúc, khi tiếng ve bắt đầu kêu lên, hoa phượng bắt đầu nở rộ thì kỉ niệm học trò cũng kết thúc, lớp 12 là lớp để lại nhiều ấn tượng nhất trong kỉ niệm học trò bởi vì đó là năm cuối cấp và cũng là nơi chia tay với thầy cô, bạn bè và trường lớp. Vào lúc bắt đầu buổi lễ tổng kết, đứa nào cũng vội tìm chỗ ngồi của mình, mấy đứa em thì ngồi cùng nhau kể về những lúc mà mới bước vào trường. Khi buổi lễ kết thúc, thì nước mắt ai cũng rưng rưng vì lyến tiếc, không nỡ rời xa nơi này, nhưng cuối cùng cùng cũng phải bỏ lại tất cả và đi về phía trước.

 Một khi đi ra thì em không thể nào quay lại nghoảnh nhìn phượng lần cuối được vì nó chỉ làm thêm nỗi buồn càng tăng thôi, nhưng vì tương lai mà em phải đánh đổi qua khứ để có thứ mà em mong muốn. Cứ đi cứ đi, đi mãi mà không nói lời chào tạm biệt với phượng được mà chỉ nói được trong âm thầm mà thôi: Tạm biệt phượng!

 

các cậu giúp tớ nhá tớ xin các cậu luôn đó

  

2
6 tháng 10 2016

Hay đó! Viết bài có cảm xúc! Tuy nhiên là bài văn hơi ngắn! Phần mở bài cần viết hấp dẫn hơn! 

Nếu sửa lại một chút thì bài văn sẽ hay hơn!

Chúc bạn học tốt!!! haha

4 tháng 12 2016

Cũng hay rồi cậu ! Có điều hơi ngắn , với lại ở câu : ''Bên những hai lối đi thì em có thể thấy 2 dãy phượng đang chào đón cứ như phượng đã chờ đợi em rất lâu . '' thì bạn nên sửa lại như thế này : ''Bên hai lối đi , em có thể thấy hai dãy phượng đang chào đón cứ như đã chờ đợi rất lâu . '' .

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại...
Đọc tiếp

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.

Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại cho ta những kinh nghiệm về đời sống, và luôn vực ta đứng lên từ những nơi tối tăm hay đơn giản là cách giảng bài mà chúng ta không thể quên được còn mái trường là nơi lưu giữ những tình cảm thân thiết những cảm xúc của thời ấu thơ và em cũng không ngoại lệ.

Ngôi trường em nằm trong thôn  Đức Thắng. Ngôi trường này là nơi chứa chan bao nhiêu kỉ niệm buồn vui khó phai của tuổi học trò chúng em. Ngôi trường là nơi ánh sáng đẹp đẽ của tri thức được rộng mở đón những mầm non của đất nước. Thiên nhiên trường em thật sinh động. Tại đây đã có nhiều bác cổ thụ lâu đời, xum xuê đã chứng kiến bao nhiêu cảm xúc của nhiều lớp thế hệ. Các bác xà cừ, phượng vĩ giờ đây đã sù sì, bạc phếch. Còn có những loại cây khác như : sấu lúc lỉu những quả sấu xanh tươi vừa chua mà chát tượng trưng cho những lần chúng em vui, buồn, gục ngã mà khóc... Em rất thích sân trường em, nó thật rộng rãi, luôn rợp bóng mát cho chúng em vui đùa , chạy nhảy...

Em rất tự hảo về mái trường của mình, nó là một ngôi trường hiện đại và khang trang có ba tòa, hai tầng khép kín hình chữ U. Với những của kính sáng chiếu những tia nắng sớm ấm áp từ mặt trời. Cầu thang rộng rãi, những lớp học có nhiều bàn ghế sáng bóng. Trước mỗi của lớp học là có vài chậu cây, hoa rực rỡ sắc màu. Ai đến thăm trường cũng khen trường em đẹp, học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. Hơn thế nữa ngôi trường này đã đưa em đến nguồn tri thức rộng lớn, bao la của nhân loại về tất cả các môn học, tự nhiên, xã hội. Nhà trường đã mang đến niềm tin, sức mạnh và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để vững bước trên con đường làm người. Và em tin rằng nhà trường sẽ chắp cánh cho em bay đến những chân trời xa.

Từ khi lên học trường cấp hai người cô mà em hằng yêu mến là cô Giang dạy Toán. Em đã được cô dạy Toán từ năm lớp sáu đến  nay. Trước đó, thầy Cường dạy chúng em môn Toán và em cứ nghĩ rằng thầy là người dạy Toán tuyệt vời nhất cho đến khi cô giáo dạy Toán mới chuyển công tác về đây, và đó không ai khác chính là cô Giang. Cô ấy đã từng dạy Toán ở trường THCS Thượng Lan và bây giờ cô về đây dạy Toán trường em. Khi em còn học lớp 6E cô được nhà trường phân công dạy Toán lớp em, lúc đầu em nghĩ:” cô này chắc chẳng làm được cái gì cả” nhưng em đã lầm. Lần đầu tiên em nghe giọng nói của cô em như bị mê hoặc . Em vẫn nhớ giọng nói của cô cao, trong của cô cất lên mà đến bây giờ em vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp của ngày hôm đó. Giọng nói đó khác hẳn với những người giáo viên khác. Giọng nói của cô làm em cảm giác ấm áp như lòng mẹ vỗ về đứa con thơ của mình. Lời nói đó làm chúng em cảm thấy như được sống trong tình yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của cô để trở thành người có ích,  là một người chân chính, nhân văn trong xã hội.  Không những thế hình dáng của cô vô cùng đặc biệt, dáng cô mập mập, thấp thấp mà sao phong cách quá. Em vẫn nhớ, ngày hôm đó cô mặc một chiếc áo ngắn màu vàng, mặc quần leggins – đó là phong cách mà em thích, phong cách của những đứa trẻ tuổi teen qua đó thể hiện cô là một người phong cách, hợp thời trang. Mái tóc ngắn vàng của cô làm sao khiến em quên được. Đối với em có lẽ cô chính là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Cô Giang rất vui tính, cô như người bạn của học sinh chúng em. Cô thường kể những trải nghiệm cuộc sống mà cô đã từng trải qua để giúp chúng em cảm thấy vui vẻ, thân thiện với nhau hơn và chúng em cảm thấy cô như “người bạn” của mình, cô rất hiểu tâm lí học sinh. Mặc dù cô vui tính là thế nhưng khi nào vào học hay ôn thi cô cực kì nghiêm túc. Cô Giang không chỉ là cô giáo chuyên Toán mà còn là một người hiểu biết nhiều. Cô biết nhiều kiến thức môn Văn,  Lý, Sinh hay thậm chí là môn  Lịch Sử. Chính vì thế nên chúng em và nhiều bạn ở trường Thượng Lan  gọi cô bằng một cái tên “super teacher”. Tình cảm cô trò của chúng em với cô vẫn rất thân thiết và những câu chuyện vui vẫn sẽ được kể cho đến khi... ngày lễ bế giảng cận kề. Sau đó em đã nhận ra rằng sắp phải xa bạn bè, xa thầy cô đặc biệt là người cô chúng em coi như là “người bạn”

Ngày Bế giảng đã tới, lòng em thấy bồi hồi, vừa vui mà vừa buồn. Vui là sắp được nghỉ hè, sắp được đi chơi,... Nhưng em cũng cảm thấy buồn khi phải xa các bạn, thầy cô và ngôi trường mến yêu của mình. Ngày hôm đó cả lớp em và nhiều lớp khác nữa nhất là khối chín các bạn đã khóc rất nhiều khiến thầy cô không cầm được nước mắt. Em thấy khinh ngạc thấy cây cối vẫn bình thường và nắng vàng vẫn trùm lên cảnh vật mà sao ngày lễ bế giảng tới gần quá. Ngày lễ Bế Giảng tới để chúng em phải chịu sự chia tay mái trường, chia tay những người mà mìh coi như người nhà . Không khí, cảm giác của mọi người ngày hôm đó chẳng có tiếng cười mà chỉ thấy những giọt nước mắt yêu thương rơi xuống chắc hẳn tình thầy trò sâu sắc lắm. Cho dù được nhận giấy khen giỏi mọi người vẫn ra về trong buồn bã. Có những bạn đã khóc òa lên khi phải chia tay thầy cô mình yêu thương trong ba tháng hè. Đối với các bạn ấy thì ba tháng hè dài như ba năm, ba năm không được nhìn thấy người thầy, người cô mình yêu thương quả là một khó khăn.

Thấm thoát trôi hai tháng hè đã trôi qua, khi em lên lớp 7 em đã làm quen được thêm nhiều bạn mới và tình cảm cô trò của cô đối với em đã như người mẹ thứ hai thật sự vậy. Có lần cô nói: “ Em đeo khuyên tai này không hợp với em, sao em không thử đeo kiểu giống cô?” và cô đã mang ra đôi khuyên tai tặng em. Em thấy vui lắm, nhưng khi cô nói ra giá trị của  nó em như sững lại, cái giá một trăm hai làm em thấy bối rối là có nên nhận không. Em biết từ chối món quà thầy cô tặng là không nên nhưng em không dám nhận một món quà nào đắt như thế. Khi em đưa đôi khuyên tai trả lại cô, sắc mặt cô như không còn vui nữa và từ hôm đó cô cũng không để ý đến em nhiều như trước nữa.  Em đã có một cô bạn thân là Linh, các bạn hay gọi bạn ấy với cái tên Linh Ku. Có vẻ như cô đã quan tâm đến Linh hơn. Điều đó làm em buồn lắm nhưng biết làm sao được vì cô đã cho Linh vào đội tuyển Toán của cô. Trái tim em như ngừng đập, đôi chân sững lại khi biết điều đó. Đêm đến, em đã khóc ướt gối : “sao cô không hiểu em thương cô như thế nào chứ, em thương cô như mẹ em vậy”. Và ngày gì đến thì cũng đến, vào hôm Khai Giảng em cố gắng nói rằng : “Em thương cô và không phải em chê quà cô tặng mà do nó quá dắt em không dám nhận” em nói với đôi mắt dơm dớm nước mắt. Cô cũng hiểu một phần nào đó những lời em nói nên cô đáp lại bằng lời nói trầm ấm: “Cô biết là em thương cô và cô cũng hiểu tại sao em không dám nhận, bản thân cô cũng chẳng thấy ngại gì, có lẽ là do em sợ rằng các bạn sẽ ghen tị hay như nào đó mà em không dám nhận, thôi không sao đâu cô cũng chẳng nghĩ gì đâu. Hãy bỏ qua hết và hãy để tình cảm cô trò quay lại thân thiết như xưa”. Nghe được câu nói đó của cô mọi buồn bã trong em đều tan biến hết, ngày hôm đó cả hai cô trò chúng em đều thấy rất vui, không còn sự buồn bã trong lòng nữa. Sau ngày hôm đó cô đã quan tâm đến em nhiều hơn và cũng giúp đỡ em về mặt tinh thần. Cảm ơn cô đã có mặt trong thanh xuân của em .

Từ những kỉ niệm trên em nhận ra một điều rằng : Ngoài bố mẹ ra thì chỉ có thầy cô là người quan tâm đến tương lai sau này của chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng nó, hãy trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ với người cha, người mẹ thứ hai của mình.

0
Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Bài 1: Đọc câu chuyện sauKhi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc câu chuyện sau
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0