Năm 2015, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã giới thiệu một triển lãm mang tên “Linh vật Việt Nam” với rất nhiều linh vật lạ lẫm từ hình dáng tới cái tên, mà chắc chắn nhiều người lần đầu được biết đến. Triển lãm gồm gần 100 linh vật với đủ các chất liệu sành sứ, gốm, đồng, vàng, bạc, đất nung, ngọc…, sớm nhất từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm (chim hạc, giao long…) cho đến triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn (rồng, phượng). Triển lãm đã cho thấy, ngoài thế giới của những long, lân, quy, phượng ra, người Việt trong suốt chiều dài lịch sử đã tạo ra rất nhiều những linh vật gắn bó với những ước vọng trong cuộc sống hằng ngày của họ, những linh vật không chỉ đẹp và uy nghi, mà còn rất thú vị với những câu chuyện, những ý nghĩa chung quanh chúng. Con Bồ Lao trên quai chuông chùa Vân Bản. Bồ Lao, Thao Thiết, Tích Tà, Si Vẫn… là những linh vật hẳn là rất ít người nghe nói tới, một số là linh vật du nhập nhưng đã được Việt hóa với những ý nghĩa gắn với cuộc sống của người Việt. Bồ Lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Trên biển, Bồ Lao sợ nhất cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường đúc hình Bồ Lao trên quai chuông, còn dùi thì đúc hình cá kình với mong muốn tiếng chuông vang xa. Do đó “bồ lao” cũng là từ để chỉ tiếng chuông chùa. Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng rồng hai đầu. Thao Thiết trên thạp đồng, thế kỷ thứ 2. Thao Thiết theo truyền thuyết là con vật ham ăn vô độ, thậm chí có thể ăn cả cơ thể mình. Vì thế, hình con Thao Thiết nhìn chính diện chỉ là phần đầu và hai chân trước, vừa dữ tợn vừa uy nghi. Ban đầu, Thao Thiết được trang trí trên bộ đồ ăn để nhắc nhở việc ứng xử lịch sự trong ăn uống. Sau này, hình Thao Thiết xuất hiện trên nhiều loại vật dụng khác, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững. Con Si Vẫn. Si Vẫn, theo truyền thuyết là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp con Si Vẫn trên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, với nhiều cách thể hiện khác nhau: hình rồng, hình đầu rồng, hình cá, hình đầu rồng đuôi cá, hình si, hình đầu rồng đuôi si… Đèn có hình con Tịch Tà, thế kỷ 1-3. Tích Tà là linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông. Đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa biểu tượng trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại sự tốt lành. Một trong những linh vật phổ biến nhất của người Việt là con Nghê. Theo thông tin tại triển lãm cũng mang tên “Linh vật Việt” của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với nhóm Đình làng Việt tổ chức hồi tháng 11-2016, nghê có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc, là Toan Nghê, con của rồng, hoặc chó được thiêng hóa để phụng sự các vị thần. Nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên các cấu kiện kiến trúc, khám thờ, lư hương, đồ gốm sứ, vai kiệu, canh giữ lăng mộ… Chức năng chính của Nghê là canh giữ nên Nghê thường được đặt dưới đất chứ không bao giờ đặt trên cao hoặc thờ cúng. Ngoài ra, Nghê còn mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở - tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Ngoài ra, 12 con giáp, rồi voi, hạc, sư tử, chim thần Garuda, thậm chí cả Vẹt cũng trở thành những linh vật tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay đang trưng bày đôi vẹt thờ thời Mạc tại Nghè Vẹt Thanh Hóa. Tương truyền, khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, bầy vẹt đã giúp đỡ đội quân của nhà vua tìm quả chống đói. Vua Lê sau này nhớ ơn đã tạc tượng đôi vẹt để thờ. Nghê gỗ. Đáng tiếc là một thế giới linh vật phong phú như vậy, nhưng hiện nay lại chưa được đông đảo công chúng biết tới. Nhiều nơi, nhiều cá nhân vẫn ưa sử dụng những linh vật ngoại lai để biểu đạt ước vọng của mình, mà có khi không hiểu rõ được ý nghĩa thực sự và cách sử dụng những linh vật ấy. Trong khi đó, có những người thợ thủ công, kiến trúc sư, họa sĩ…, những người yêu mến và mong muốn truyền giữ ý nghĩa tốt đẹp của linh vật Việt, đã âm thầm thử nghiệm, rèn giũa để đưa ra những sản phẩm phục dựng hoặc ứng dụng từ linh vật Việt để đưa vào đời sống. Phượng trên hộp trầu năm 1834 - bảo vật cung đình Nguyễn. Triển lãm “Linh vật Việt” ở Bảo tàng Hà Nội đã là nơi giới thiệu những sản phẩm phục chế và ứng dụng như vậy. Các tác giả đã giới thiệu các sản phẩm với kiểu dáng và chất liệu phong phú, từ gỗ, đá, kim loại cho đến chất liệu tổng hợp. Với nhiều người, việc phục dựng và sản xuất các sản phẩm liên quan đến linh vật này như một cuộc chơi công phu. KTS Nguyễn Giang, một người chuyên làm gỗ và phục chế nhà cổ, lại rất đam mê và đầu tư khá kỹ cho công việc này. Anh thuê thợ về đục nghê, đục hàng chục con cho thợ quen tay và đưa vào sản xuất hàng loạt chỉ bằng phương pháp thủ công. Nghê gỗ của anh cho đến nay đã được hỏi mua khá nhiều, mặc dù giá còn khá cao (20 triệu đồng/con). Ngoài ra, còn có các sản phẩm linh vật bằng composit của của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ, linh vật dưới dạng quà tặng, lưu niệm của tác giả Trần Thanh Tùng, nghê đá của tác giả Nguyễn Văn Trường… đều được giới thiệu và ít nhiều đi vào cuộc sống. Thế giới linh vật của người Việt xưa rất phong phú và giàu ý nghĩa. Ngày nay, do chưa hiểu biết tường tận nên nhiều nơi đã sử dụng linh vật ngoại lai không phù hợp. Những triển lãm, trưng bày về linh vật Việt là điều cần thiết để ngày càng nhiều người hiểu hơn về những quan niệm tốt đẹp của cha ông ta trước kia. |
xàm thế mà gọi là lớp 1 xàmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
ủa tưởng đây là lớp 1>:)))