K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2023

Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Nhân vật Hê-ra-clet là người dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực

+ Dũng cảm: giao đấu với Ăng-tê, giương cung bắn đại bàng giải phóng cho Pro-mê-tê.

+ Thông minh: lấy được quả táo vàng và khiến thần Át-lát mắc lừa

+ Nghị lực: vượt qua bao khó khăn, thử thách nhưng chưa từng nản chí.

5 tháng 3 2023

- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

6 tháng 3 2023

– Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kế lại các sự việc:

Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.

Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiển tế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

     Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

5 tháng 3 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

28 tháng 8 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của viên huyện Tề.

+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân, điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma là:

* Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta:

- Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo

- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

- Ra-ma trong tư cách kép: Một người chồng - một người anh hùng, một đức vua

- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng

* Tâm trạng Ra-ma

+ Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

- Khi đứng trước cộng đồng:

  + Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình

  + Tuyên dương công trạng những người giúp đỡ mình

→ Lời lẽ rành mạch, tự hào

- Khi đứng trước Xi-ta

Lời nói:

  + Xưng hô: ta-phu nhân; cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách

  + Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta”

  + Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”

  + Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”

→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn

Dáng vẻ, hành động;

  + Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”

  + Ra-ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán, ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt

→ Thái độ đau đớn, xót xa

→ Sự đối lập trong lời nói, dáng vẻ, hành động buộc Ra-ma phải chọn giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân

+ Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu

- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”

→ Giữa tình yêu và danh dự, chàng đã chọn danh dự, một con người hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

7 tháng 3 2023

Này có rõ rệt quá không :v

5 tháng 3 2023

Yếu tố tạo ra tiếng cười:

- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.

- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.

6 tháng 3 2023

 Cuộc chiến giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, logic và hấp dẫn, cuộc chiến tưởng như đã phân rõ thắng bại ngay từ đầu nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, Ăng-tê sống lại đến ba lần, để có thể làm rõ được chân tướng Hê-ra-clét đã phải suy luận và tìm ra cách giải quyết, cuối cùng bằng sự thông minh và tư duy sắc bén của mình Hê-ra-clét đã giết chết được Ăng-tê. Cuộc chiến này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của Hê-ra-clét mà hơn thế nữa còn bộc lộ được trí thông minh và tài năng suy luận của chàng.