K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

giúp với mọi người 

 

17 tháng 11 2021

Trong thời buổi covid -10 hoành hành thì có những người đã ra đi vì mắc phải nó. Nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều anh hùng vĩ đại từ xưa như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,..... Và hiện nay cũng vậy. Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.

 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Những câu chuyện cảm động trong dịch COVID-19

25 tháng 7 2021

dạ em cảm ơn

 

27 tháng 10 2021

bài văn nha mng

27 tháng 10 2021

Tham khảo!

Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

Chị Nguyễn Thị Chu My, chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long, số 165 - 167, đường Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình trao tặng quà hỗ trợ người khó khăn.

Chị Võ Thị Thùy Trang cho biết thêm: Ngoài nấu cơm phát miễn phí, vợ chồng còn ghi phiếu phát gạo cho người nghèo tại Quận 10, Phú Nhuận, cũng như gửi tặng gạo đến trại mồ côi, mái ấm nhà mở, chùa để phát gạo cho người nghèo. Dù việc làm của vợ chồng là rất đáng trân trọng, thế nhưng khi được hỏi về việc làm của mình, chị Võ Thị Thùy Trang khiêm tốn nói: “Thật sự, với 2 vợ chồng thì không đủ sức và nguồn tài chính để làm, vì mỗi ngày chi 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, bà con trong hẻm 51 đường Ngô Quyền, chính quyền địa phương đến phụ giúp nên mới làm nổi. Vì vậy, vợ chồng rất biết ơn các mạnh thường quân, người dân trong hẻm 51, địa phương đã hỗ trợ”.

Cầm trên tay hộp cơm vừa nhận từ quán cơm đi ra, chú La Kim Oai, ở trọ Phường 15, Quận 8, TPHCM bộc bạch: “Tôi chạy xe ôm, từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không chạy được vì không có khách. Hôm rồi chở khách đi qua khu vực này thấy chủ quán phát cơm miễn phí nên ghé vào xếp hàng nhận. Cho nên, hàng ngày, tôi đều tới đây nhận cơm miễn phí về ăn. Đây là việc làm tốt giúp cho những người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19”.

  
4 tháng 2 2022

Tham khảo

Bài số 1:

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-cau-chuyen-ve-long-nhan-ai

4 tháng 12 2021
 1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

 

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.