Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
Trong kho tàng văn học cổ, truyện kiều quả là một thi phẩm" treo giải nhất chi nhường cho ai", đến nay truyện kiều đã trở thành một kiệt tác văn học bất hũ , sức chinh phục lớn mạnh truyền qua bao thế kỉ, kết tinh văn hóa tinh thần của một đất nước phô bày bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, đóng một tầm quan trọng :" Truyện kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn"( Phạm Quỳnh). Giá trị của truyện kiều trước hết là một giá trị sáng tạo văn hóa , văn chương tuyệt đỉnh và có vị trí trong văn học dân tộc đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ , sự thăng hoa của thiên tài trên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật. Một sức sống mãnh liệt!
Vì truyện kiều là một thi phẩm lớn của văn học dân tộc nên điều đầu tiên để giữ gìn thì chúng ta phải học và nghiên cứu, phân tích về truyện kiều tiếp đó để phát huy thì chúng ta nên giới thiệu cho nhiều bạn đọc hơn để hiểu rõ về thi phẩm này....
- Về ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong truyện Kiều không phải là do Nguyễn Du dịch từ tiếng trung hoa mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã vận dụng một cách kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân một cách tài tình. - Về thể loại : Nếu như Kim Vân Kiều truyện thuộc thể lạoi tiểu thuyết thì Truyện kiều thuộc thể loại truyện thơ. Nguyễn Du đã có công đưa thể thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
- Về chi tiết :
+ Việc thêm bớt tình tiết : nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm. Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều ào có được.
+ Việc biến đổi một số tình tiết : Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn Thuý Kiều của Nguyễn Du đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
3. KẾT BÀI
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.
- Ngoại hình:
+ Nhỏ bé.
+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.
- Lời nói:
+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.
+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.
- Hành động:
+ Hoạt bát, vui vẻ.
+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.
+ Vừa làm, vừa hát.
- Tính cách:
+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.
1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a) Theo em, Kiều Phương là người ntn? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người ntn? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bạn thân)
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi (“-Chị ơi vì sao/ Hoa hồng lại khóc? / -Không phải đâu em/ Đấy là hạt ngọc/ Người gọi là sương/ Sao đêm gửi xuống/ Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
Đề bài : Dựa vào bài thơ "giọt sương kiều diễm" của Nguyễn trọng Hoàn, hãy viết một câu chuyện tưởng tượng về các nhân vật đó.
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi
(“-Chị ơi vì sao
Hoa hồng lại khóc?
-Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương
Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
từ láy: a)xối xả; tác dụng: từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động…
b) lập lòe ; tác dụng : ?
chúc bạn học tốt.
Không chép mạng nha
1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...
Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.
Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.
Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .
3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:
+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.
+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.
+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.
4.
Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.
- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam
- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.