K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội? Trong dấu “…” đó là?

A. Điều kiện.

B. Hoàn cảnh.

C. Điều kiện, hoàn cảnh.

D. Năng lực.

Câu 2: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Câu 3: Biểu hiện của sống giản dị là?

A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.

B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.

C. Sống hòa đồng với bạn bè.

D. Cả A,B,C.

 

Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

A. Không thầy đố mày làm nên

B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

D. A, B, C đều đúng

Câu 5: Các ngày lễ tri ân thầy cô tại Việt Nam

A. 22/12

B. 20/11

C. Mùng 3 tết Âm lịch

D. B,C đúng

Câu 6: Lần cuối cùng chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành giáo dục vào thời gian nào

A. Khai giảng năm 1967-1968

B. Ngày 15/10/1968

C. Ngày 5/9/1968

D. Ngày 5/9/1967

 

Câu 7: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?

A. Lối sống không giản dị.

B. Lối sống tiết kiệm.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính khiêm tốn.

Câu 8: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.

C. Được mọi người yêu mến.

D. Được mọi người giúp đỡ.

Câu 9: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Câu 10: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực.

D. Khiêm tốn.

Câu 11 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B,C.

Câu 12 : Biểu hiện của không trung thực là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Nói dối mẹ để đi chơi game.

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. Cả A,B,C.

Câu 13: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

Câu14: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 15: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 16: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?

A. Giản dị.

B. Tiết kiệm.

C. Lòng tự trọng.

D. Khiêm tốn.

Câu 17: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?

A. Danh dự.

B. Uy tín.

C. Phẩm cách.

D. Phẩm giá.

Câu 18: Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?

A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

B. Tinh thần yêu nước.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

Câu 19: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Việc làm xấu.

D. Khoan dung.

 

Câu 20: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?

A. Q là người vô duyên.

B. Q là người vô cảm.

C. Q là người không trung thực.

D. Q là người không có lòng tự trọng.

Câu 21: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.

C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.

D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Câu 22: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A,B,C.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Câu23: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

Câu 24: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?

A. Nội quy chung.

B. Quy tắc chung.

C. Quy chế chung.

D. Quy định chung.

Câu 25: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Khoan dung.

D. Trung thành.

Câu 26: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Tri ân các thầy cô giáo.

B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.

D. Giúp đỡ học sinh.

Câu 27: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô

Câu 28: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .

B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.

C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.

D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.

Câu 29: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?

A. Nhân văn.

B. Chí công vô tư.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Nhân đạo.

Câu 30: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.

B. Phê bình, lên án.

C. Khen ngợi.

D. Học làm theo.

 

2
20 tháng 11 2021

1. C
2. A
3. D

4. D
5. B
6. B
7. A
8. A
9. D
10. C
11. D
12. D
13. D
14. C
15. D

20 tháng 11 2021

sao có 15 câu vậy bạn?

 

3 tháng 11 2021

A. Lối sống không giản dị

3 tháng 11 2021

A

3 tháng 11 2021

A. Giản dị

 

3 tháng 11 2021

D

I. TRẮC NGHIỆMCâu 1 : Sống giản dị là :A. Sống phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình , xã hội .B. Sống theo sở thích của bản thân .C. Không quan tâm đến suy nghĩ của người khác .D. Cả A , B , C đúng .Câu 2: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường . Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Sống giản dị là :

A. Sống phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình , xã hội .

B. Sống theo sở thích của bản thân .

C. Không quan tâm đến suy nghĩ của người khác .

D. Cả A , B , C đúng .

Câu 2: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường . Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp . Hành động đó nói lên điều gì ?

A. Lối sống không giản dị .

B. Lối sống tiết kiệm .

C. Đức tính cần cù .

D. Đức tính khiêm tốn .

Câu 3 : Đối lập với giản dị là ?

A. Tiết kiệm .

B. Cần cù , siêng năng .

C. Xa hoa , lãng phí .

D. Thẳng thắn .

Câu 4 : Biểu hiện của sống không giản dị là ?

A. Nói ngắn gọn , dễ hiểu .

B. Không chơi với bạn khác giới .

C. Ăn mặc gọn gàng .

D. Cả A , B , C đúng

Câu 5 : Sếc – xpia đã từng nói : “ Phải thành thật với mình , có thế mới không dối trá với người khác ” . Câu nói đó nói đến điều gì ?

A. Đức tính thật thà . 

B. Đức tính khiêm tốn .

C. Đức tính tiết kiệm .

D. Đức tính trung thực .

Câu 6: Tục ngữ : “ Cây ngay không sợ chết đứng ” nói về đức tính gì ?

A. Giản dị .

B. Tiết kiệm .

C. Trung thực .

D. Khiêm tốn .

Câu 7 : Biểu hiện của đức tính trung thực là ?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất .

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra .

C. Không nói dối .

D. Cả A , B , C đúng

Câu 8 : Biểu hiện của không trung thực là ?

A. Nhặt được của rơi trả lại người mất .

B. Ngay thẳng , thật thà .

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook .

D. Cư xử lịch sự , tế nhị , đúng mực .

Câu 9 : Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ .

B. Nâng cao phẩm giá , uy tín cá nhân .

C. Nhận được sự quý trọng của mọi người .

D. Cả A , B , C đều đúng .

Câu 10 : Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ . Nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗ. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?

A. V là người không có lòng tự trọng .

B. V là người sống xa hoa .

C. V là người lãng phí .

D. V là người vô cảm .

1
6 tháng 10 2021

1A; 2A; 3C; 4B; 5A; 6C; 7D; 8C; 9D; 10A

6 tháng 10 2021

Không chơi với bạn khác giới là tốt sao ?

8 tháng 5 2019

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

25 tháng 12 2021

là câu 5 nha 

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
20 tháng 11 2016

Happy Teacher's Day

I wish my techer have a good day!!!!!!!!!

20 tháng 11 2016

 

 

 

──(♥)██████(♥)(♥)██████(♥) Tri thức ngày xưa trở lại đây,
─(♥)████████(♥)████████(♥) Ân tình sâu nặng của cô thầy!
─(♥)██████████████████(♥) Người mang ánh sáng soi đời trẻ:
──(♥)████████████████(♥) Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
────(♥)████████████(♥) __ Đò đến vinh quang nơi đất lạ:
──────(♥)████████(♥) Cảm ơn người đã lái đò hay!
────────(♥)████(♥) __ Ơn này trò ghi mãi trong dạ...
─────────(♥)██(♥) Người đã giúp con vượt đắng cay!
───────────(♥) __

26 tháng 8 2016

Câu tục ngữ '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

26 tháng 8 2016

Ý nghĩa của sống giản dị: là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ

 

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng là gì?

Câu 2: Thế nào là sống giản dị. Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Câu 3: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

b. Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Câu 4: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?

b. Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?

Câu 5: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.

a. Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?

b. Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng

Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao?

Help me! Mai tớ phải kiểm tra rồi!

1

Câu 1: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.

Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Câu 2
Giản dị được hiểu  một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Biểu hiện: Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu
Ăn mặc phù hợp với điều kiện của bạn thân
Không nên kiêu căng, kiêu ngạo
Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, đồng cảm

Giúp mình giải với! Sắp thi rồi!Câu 1: Thế nào là sống giàn dị? Nêu ý nghĩa của tính giản dị?Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Bản thân em đã làm gì để thể hiện là người sống trung thực?Câu 3: Tự trọng là gì? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?Câu 4: Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện tốt và chưa tốt về lòng yêu thương con người?Câu 5:...
Đọc tiếp

Giúp mình giải với! Sắp thi rồi!

Câu 1: Thế nào là sống giàn dị? Nêu ý nghĩa của tính giản dị?

Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Bản thân em đã làm gì để thể hiện là người sống trung thực?

Câu 3: Tự trọng là gì? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Câu 4: Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện tốt và chưa tốt về lòng yêu thương con người?

Câu 5: Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Cho ví dụ về đoàn kết, tương trợ trong trường, lớp và ngoài xã hội? Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?

Câu 6: Thế nào là khoan dung? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung?

Câu 7: Thế nào là gia đình văn hóa? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi người như thế nào?

Bản thân em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 8: Tự tin là gì? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính tự tin?

Câu 9: Nêu 3 câu tục ngữ, ca dao cho mỗi phẩm chất đạo đức sau: Yêu thương con người, đoàn kết tương trợ, tự trọng, tự tin, trung thực.

3
14 tháng 12 2016

câu 1:

sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 2:

Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng

Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........

Câu 3:

tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4:

yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........

Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........

Câu 5:

Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....

ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn

câu 6:

khoan dung là rộng lòng tha thứ

Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

câu 7:

gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân

Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....

Câu 8:

tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........

Câu 9:

yêu thương con người:

- Thương người như thể thương thân.

- người dưng có ngãi thì đãi người dưng

anh em không ngaic thì đừng anh em

- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông

khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

đoàn kết tượng trợ:

- chung lưng đấu cật

- cả bè hơn cây nứa

- là lành đùm lá rách

tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.

tự tin:

- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

trung thực:

- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.

17 tháng 5 2017

1. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.

Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

2. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.

Khi có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi

3. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tốt: Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

Xấu: Coi thường những người gắp khó khăn, hoạn nạn

5. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, sẻ chia và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Tập thể lớp cùng nhau đoàn kết trong buổi lao động của trường

Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.

6. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.

Người có lòng khoan dung luôn được người khác tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và biết sử chữa lỗi lầm.

7. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi, ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

8. Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động kiên quyết, dám nghĩ, dám làm.

Bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.