Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực vật ưu sáng | Thực vật ưa bóng |
---|---|
Bao gồm những cây sống nơi quang đãng. | Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà. |
Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt. | Phiến lá lớn, màu xanh thẫm. |
Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển. | Lá có mô giậu kém phát triển. |
Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng). | Chiều cao thân cây bị hạn chế. |
Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh. | Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu. |
Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. | Điều tiết thoát hơi nước kém. |
Dựa vào hiểu biết đặc điểm của nhóm thực vật ưa sáng và ưa bóng người nông dân đã ứng dụng vào thực tế trồng trọt như thế nào?
- Đối với cây ưa sáng : Dựa vào đặc điểm của cây là cây cao thẳng và có cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh người dân đã trồng những cây này ở những nơi nắng to có cường độ mạnh để cây phát triển tốt .
VD: Trồng cây bạch đàn ở những khu rừng , đồi trọc .
- Đối với cây ưa bóng : Dựa vào đặc điểm cây thấp lá thì to lớn và cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh thì người dân đã biết trồng những cây này quanh nhà nơi ánh sáng yếu để cây phát triển làm bóng mát và có thêm thu nhập.
VD: Cây bàng , cây táo , cây ổi...
Thấp sáng bóng đèn để cây phát triển và kích thích cây nâng cao năng suất cây trồng
Câu 1:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái:
- Các nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng...
- Các nhân tố hữu sinh: Bao gồm các tác động của sinh vật đến sinh vật như thức ăn, kẻ thù...
- Nhân tố con người: Bao gồm các hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.
Câu 2:
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
- Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42 độ C
+ Nhiệt độ 5,6 độ C là giới hạn dưới
+ Nhiệt độ 42 độ C là giới hạn trên
+ Khoảng thuận lợi là 20 - 35 độ C
Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng. Giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên?
Thực vật ưa sáng
- Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
- Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
- Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
- Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
- Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Thực vật ưa bóng
- Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
- Lá có mô giậu kém phát triển.
- Chiều cao thân bị hạn chế.
- Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
- Điều tiết thoát hơi nước kém. - Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một dạng điều tiết sự biến động của quần thể loài thực vật đó nhằm mục đích sinh tồn và duy trì quần thể ở trạng thái cần bằng và ổn định. Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và có khả năng sử dụng dinh dưỡng như nhau, nhưng các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ bị chết. Đó là hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
Giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên?
- Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một dạng điều tiết sự biến động của quần thể loài thực vật đó nhằm mục đích sinh tồn và duy trì quần thể ở trạng thái cần bằng và ổn định. Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và có khả năng sử dụng dinh dưỡng như nhau, nhưng các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ bị chết. Đó là hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
* Thực vật ưa sáng
- Lá có tầng cutin dày mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào.
- Hoạt động sinh lí:
+ Cường độ quang hợp cao dưới điều lũện ánh sáng mạnh.
+ Cường độ hô hấp cao.
*Thực vật ưa bóng
- Lá có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
- Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
- Cường độ hô hấp thấp hơn.
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng