K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2018

Hướng dẫn giải:

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ 2002

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 9 Học kì 1 có đáp án (Đề 1)

- Nhận xét:

   + Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002 không đồng đều và có sự chuyển dịch.

   + Cây Lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   + Cây Công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng mạnh (dẫn chứng).

   + Cây thực phẩm, ăn quả, các loài cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng (dẫn chứng).

 

29 tháng 11 2019

a) - Xử lí số liệu

Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)

Loại cây 1990 2002
Tổng số 100,0 100,0
Cây lượng thực 71,6 64,9
Cây công nghiệp 13,3 18,2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 16,9

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây sinh năm 1990 và 2002

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

b) Nhận xét:

- Cây lương thực: diện tích giao trồng tăng 1845,7 nghìn ha , nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % (năm 1990) xuống còn 64,9 % (năm 2002).

- Cây công nghiệp : diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% (Năm 1990) lên 18,2% (Năm 2002).

- Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 16,9% (Năm 2002)

10 tháng 10 2021

Tham khảo (tài trợ bởi Vietjack):

- Cây lương thực: diện tích giao trồng tăng 1845,7 nghìn ha , nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % (năm 1990) xuống còn 64,9 % (năm 2002).

- Cây công nghiệp : diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% (Năm 1990) lên 18,2% (Năm 2002).

- Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 16,9% (Năm 2002)

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ
* Xử lý số liệu (%):
Ta có, cách tính cơ cấu diện tích gieo trồng từng nhóm cây trong tổng số cây như sau:
– % cơ cấu diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác) = (Diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích) x 100% = ?%

Ví dụ:
+ % Cơ cấu diện tích cây Lương thực năm 1990 = (6474,6 / 9040,0) X 100% = 71,6%
+ % Cơ cấu diện tích cây Công nghiệp năm 2002 = (2337,3 / 12831,4) X100% = 18,2%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây

(Đơn vị: %)

Năm

Các nhóm cây

1990

2002

Tổng số

100,0

100,0

Cây lương thực

71,6

64,8

Cây công nghiệp

13,3

18,2

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

15,1

17,0

* Vẽ biểu đồ

Bai tap 1, trang 38, lop 9

b) Nhận xét
Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
– Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
– Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
– Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
=> Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

23 tháng 10 2021

Bạn tham khảo!

Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

Tài nguyên đất đai
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??

Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

22 tháng 9 2021

. Tính cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta phân theo vùng ở hai năm 1996 và 2006 ?

22 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc *100(%)

=> Giai đoạn 1990-2014, Tốc độ tăng trưởng diện tích cây lương thực = 8992,3 / 6474,6*100 =138,9%

Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp = 2844,6 / 1199,3 = 237,2%

Tốc độ tăng trưởng diện tích Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác = 2967,2 / 1366,1=217,2%

=> Giai đoạn 1990-2014 diện tích cây công nghiệp nhanh nhất.

9 tháng 10 2021

Nhận xét

Năm 2002 so với năm 1990: 

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng 1,4 lần.

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 2065,1 nghìn ha, tăng hơn 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1492,6 nghìn ha, tăng hơn 2,2 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 1276,2 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8%.

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2%.

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17%.

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.

3 tháng 1 2022

Nhận xét

Năm 1990 so với năm 2002: 

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha (tăng 1,4 lần).

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 1845,7 nghìn ha, tăng gần 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1138,0 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 807,7 nghìn ha, tăng gần 1,6 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8% (giảm 6,8%).

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2% (tăng 5,0%).

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17% (tăng 1,8%).

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.