K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Trắc nghiệm(ko có đáp án A,B,C,D nên các bạn trả lời ngắn nhất và gọn nhất cho mình, trả lời như là trắc nghiệm nha) 1,Ai chỉ huy quân ta chống trả cuộc tấn công của Pháp tải Đà Nẵng ? 2,Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp Ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào ? 3,Theo Hiệp Ước Nhâm Tuất Triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu ? 4,Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp Ước Giáp Tuất vào...
Đọc tiếp

*Trắc nghiệm(ko có đáp án A,B,C,D nên các bạn trả lời ngắn nhất và gọn nhất cho mình, trả lời như là trắc nghiệm nha)

1,Ai chỉ huy quân ta chống trả cuộc tấn công của Pháp tải Đà Nẵng ?

2,Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp Ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào ?

3,Theo Hiệp Ước Nhâm Tuất Triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu ?

4,Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp Ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào ?

5,Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng vào ngày tháng năm nào ?

6,Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương vào ngày tháng năm nào ?

7,Theo Hiệp Ước Hác Măng Triều đình Huế được cai quản vùng đất nào ?

8,Pháp chọn Đà Nẵng tấn công nhằm mục đích gì ?

9,Ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần 1 ?

10,Trong phái chủ chiến Triều đình những ai mạnh tay chống Pháp ?

11,Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào ?

12,Nội dung giai đoạn 2 khởi nghĩa Yên Thế

13,Tính chất khởi nghĩa Yên Thế

14,Giai cấp công nhân Việt nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ vì sao ?

15,Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ 20 là gì ?

16,Hướng đi tìm đường cứu nước của Bác có gì khác so với trước?( vừa trả lời trắc nghiệm vừa trả lời tự luận nữa )

17,Nội dung cơ bản Chiếu Cần Vương ?

18,Vì sao Bác Hồ không đi theo con đường cứu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu ?

19,Phong trào yêu nước kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ 19 có ý nghĩa, nội dung, kết quả, diễn biến ra sao ?

_GIÚP MÌNH VỚI_

3
7 tháng 5 2019

2. Ngày 5/6/1862

4. Ngày 15/3/1874

16. Ngày 5-6-1911, từ Bến Cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước

_Năm 1917 Người từ Anh trở về Pháp tham gia hoạt động trong Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước ở Pari

_Người tích cực tham gia trong phong trào công nhân Pháp và ảnh hưởng bởi Cách Mạng Tháng Mười Nga, đúc kết thành kinh nghiệm và đi theo con đường chủ nghĩa Mác Lê-nin

18. Vì Người đã nhận ra được những hạn chế của họ. Phan Bội Châu sang nhờ Nhật chẳng khác nào " đưa hổ của trước, rước beo cửa sau" , Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác nào " Xin giặc rủ lòng thương".

_Mình biết đc có nhiêu đó thôi😓

22 tháng 4 2019

sao lại là toán lớp 8 vậy bạn???

25 tháng 5 2020

phân tích và nhận xét về nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mà triều đình Huế đã kí với thực dân pháp

- Rõ ràng hiệp định vô cùng bất lợi cho nhân dân ta, làm vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.

- Với bản hòa ước Nhâm Tuất thì triều Nguyễn đã mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn.

- Việc bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn.

- Nhà Nguyễn bị Pháp đánh trúng tâm lí nên đã mắc mưu là sẽ ”trả lại” thành Vĩnh Long. Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.

- Triều đình nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp quên đi nền độc lập của dân tộc, đồng thời chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ không nghĩ tới hậu quả và không có lòng tin vào nhân dân. Tâm lý sợ địch, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp.

=> Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 còn được xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn, cũng là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

14 tháng 5 2020

200+600=800

14 tháng 5 2020

bn đức tùng trả lời nhầm câu hỏi rồi 200 cộng 600 là ở câu dưới

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?5.Em biết gì về phong trào công nhân...
Đọc tiếp

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?

2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?

3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?

4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?

5.Em biết gì về phong trào công nhân thế kỉ XIX ?

6.Công xã Paris năm 1871 đá ra đời như thế nào ? Vì sao được gọi là nhà nước kiểu mới ?

7.Nếu điểm chung và khác biệt của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức cuối thế kỷ XIX đầu XX ? Theo em điểm khác biệt nào của các nước đế quốc có ảnh hưởng lớn đến thế giới ? Vì sao ?

8.Nêu thành tựu chủ yếu của kĩ thuật khoa học thế kỉ XVIII-XIX? Theo em thành tựu nào đã giải quyết thắc mắc lớn của con người? Vì sao ?

9.Nêu những hiểu biết của em về Cách mạng Tân Hợi?

10.Cho biết nguyên nhân quá trình xâm lược của các nước đế quốc châu Á và Đông Nam Á?

11.Em biết gì về cuộc duy tân minh trị ?

12.Em hãy nêu và so sánh điểm giống và khác của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2?

13.Cách mạng thế giới thứ hai và cách mạng thế giới thứ 10 Nga ?

14.Tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật ?

15.Các nước đế quốc châu Âu ,Mỹ ,Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất có đặc điểm gì chung và khác biệt ?

16.Hãy nêu nguyên nhân ,diễn biến ,nét mới ,hạn chế ,tính chất ,ý nghĩa của phong trào độc lập dân tộc châu Á ?

17.Nguyên nhân ,diễn biến, mục đích,kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2 ? Hãy so sánh về nguyên nhân, diễn biến, mục đích và kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới đó ?

18.Phát biểu cảm nghĩ hoặc suy nghĩ của em về chiến tranh ?

Mk cần gấp các bn nè trả lời được câu nào hay câu đó nha mong các bạn giúp mk thật lòng luôn

 

0
Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa,...
Đọc tiếp

Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: "Đúng".

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: "Đúng".

Tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra lời giải:

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

0
19 tháng 6 2021

năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.

Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.

Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.

Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.

Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế