K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?

A. Bao gồm 13 tỉnh/thành.

B. Phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Là vùng tận cùng phía Nam của đất nước.

D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía tây nam.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của vị trí, giới hạn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?

A.   Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

B.    Là cầu nối giữa đất liền với biển Đông.

C.   Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong nước, với nước ngoài.

D.   Thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là tính chất:

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.                      B. Nhiệt đới nóng khô.

C. Cận xích đạo nóng quanh năm.        D. Cận xích đạo mưa quanh năm.

Câu 4: Khó khăn tự nhiên của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:

A.  Ít khoáng sản trên đất liền.               B. Tài nguyên sinh vật hạn chế.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.        D.  Ít tỉnh/ thành giáp biển.

Câu 5 : Đặc điểm dân cư, xã hội nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A.   Dân cư đông đúc nhất cả nước.                        B. Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

C. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.      D. Người dân năng động, sáng tạo.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là:

A.  dân di cư vào thành thị nhiều.                          B. nông nghiệp kém phát triển.

C. tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất .                D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 7: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số của vùng năm 2002 là bao nhiêu?

A. 364 người/km2                              B. 560 người/km2 

C. 463 người/km2                              D. 634 người/km2

Câu 8: Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ năm 2007:

A. công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất.              

B. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

C. dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ  hai.

D. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn hơn dịch vụ.                  

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?

A. Bà Rịa.              B. Thủ Đức.            C. Trà Nóc .           D. Phú Mỹ.

Câu 10: Sản xuất điện là ngành trọng  điểm ở Đông Nam Bộ là do:

A.   trữ lượng dầu khí lớn ở thềm  lục địa         B. sông  ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn.

C. cơ sở hạ tầng tương  đối hoàn thiện.            D.khí hậu xận xích đạo nóng quanh năm.

0
26 tháng 3 2021

Câu 1:

 

Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:

Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.


Câu 2:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 3:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

21 tháng 3 2022

Tham khảo

 

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

-  Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

21 tháng 3 2022

trùm nhanh vậy:(

28 tháng 10 2023

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ: 

- Địa hình và địa thế: Vùng Đông Nam Bộ có địa hình đa dạng với nhiều ngọn núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng núi như Tây Nguyên cung cấp nguồn nước quan trọng cho sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi và kênh rạch rất đa dạng.

- Khí hậu: Vùng Đông Nam Bộ thường có khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng.

- Biển và đảo: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều bãi biển và đảo đẹp như Phú Quốc, Côn Đảo, và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm đến du lịch phổ biến và cung cấp nguồn sống cho ngư dân.

28 tháng 10 2023

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:

- Nông nghiệp và nguồn nước: Đất phù sa và mạng lưới sông ngòi ở vùng này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng. Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam.

- Cảng biển: Cảng biển Hồ Chí Minh và cảng biển Cái Mép - Thị Vải là các cảng biển quốc tế lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng và cả nước.

- Du lịch: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, và Côn Đảo, giúp phát triển ngành du lịch và dịch vụ.

20 tháng 12 2020

a.undefined

20 tháng 12 2020

b.undefined

25 tháng 3 2023

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

12 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

12 tháng 2 2022

refer:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

-  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

-> là nguồn cung cấp nguyên liệu và đồng thời  là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Phía Bắc giáp Campuchia thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán với Campuchia thông qua các cửa khẩu.