K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

Câu 1: Trong câu “Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy thi thể một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.Câu 2: Cho câu chủ đề: Cái chết của em bé bán diêm trong văn bản “Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đec- xen vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc”. Em hãy  phân tích để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đó...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong câu “Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy thi thể một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 2: Cho câu chủ đề: Cái chết của em bé bán diêm trong văn bản “Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đec- xen vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc”. Em hãy  phân tích để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đó có sử dụng câu ghép và thán từ. Gạch chân câu ghéo và thán từ đó.( cho mình dàn ý thôi)

Câu 3: Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn lớp 8 đã học cũng viết về một đứa trẻ sống thiếu tình yêu thương, thiếu sự quan tâm chăm sóc của những người thân yêu. Nêu rõ tên tác giả

0
16 tháng 9 2023

- Câu ngạn ngữ nói đến niềm vui, sự vui vẻ làm con người hạnh phúc, giúp gia tăng tuổi thọ của con người.

- Ý nghĩa: khẳng định lợi ích của tiếng cười và truyền tải thông điệp “hãy sống thật vui vẻ cùng những tiếng cười”.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
8 tháng 7 2021

Câu 1:

- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".

Câu 2:

- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":

+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.

+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.

+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.

+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.

(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)

- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".

Câu 3:

- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.

Chọn C

13 tháng 9 2023

Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa hàm ẩn?

A. Ở đây không bán các loại cây

B. Ở đây không mua các loại hoa quả

C. Ở đây không bán loại cá chết, cá ươn

D. Ở đây có bán các loại cá tươi

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường